Mối lo trí thông minh nhân tạo – bài viết trên báo Tuổi Trẻ 03/02/2015

Cũng khá lâu mới thấy báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết về tương lai của khoa học công nghệ. mặc dù bài viết này khá phiến diện trên quan điểm chủ quan của một nhóm người nhưng thực sự là một bài viết đáng để đọc.

Mối lo này sẽ không bao giờ xảy ra được vì đơn giản một lý do là trí tuệ nhân tạo không có khả năng sáng tạo. Tức là, dù bản thân nó có tự phát triển cũng không vượt qua những gì con người gán cho nó. Bản chất trí tuệ của loài người có lien hệ mật thiết đến tình cảm, cảm xúc làm chất xúc tác cho việc sáng tạo và tư duy những vấn đề mới.

Nói rõ hơn là bản than trí tuệ nhân tạo chỉ có thể tối ưu hóa tất cả trí tuệ hiện hữu của con người gán cho nó chứ không thể vượt bậc hơn con người.

http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/20150203/moi-lo-tri-thong-minh-nhan-tao/707010.html

TT – Sự phát triển nhanh chóng của các nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo trong thời gian gần đây đã dấy lên mối quan ngại thật sự trong giới khoa học về khả năng không kiểm soát nổi.

Tiếp tục đọc

Bình luận về bài viết này

Filed under Future Studies - Tương lai học

Công nghệ Wearable sẽ là trung tâm của tương lai

Bài viết của Intel – Người dịch: Nguyễn Võ Minh Hùng

Đối với tương lai của công nghệ Wearable Tech, iQ  Intel và PSFK Labs sẽ  khám phá những hình thức tương tác và chức năng của các thiết bị kết nối Internet. Loạt bài này, dựa trên báo cáo gần đây, xem xét sự phát triển của công nghệ Wearable và tác động của nó lên lối sống của người tiêu dùng.

Tiếp tục đọc

Bình luận về bài viết này

Filed under Future Studies - Tương lai học, Information System Management - Quản lý hệ thống thông tin

Thinking about the future: anticipated technologies vs e-money – Bitcoin is just a starting point

Author:          Nguyen Vo Minh Hung

Technology has become an important factor that affects our daily lives. The increasing availability of IT and telecommunications has narrowed the knowledge gap among countries and people. Technology has become a primary indicator of economic progress. Numerous articles extol the advantages of technology in management and forecasting, but a significant issue remains unaddressed in these studies: “What is the price of future technology”? Comprehensively answering this question necessitates the exploration of the concepts of future technologies and their influence on the economy. Such investigations facilitate understanding of the relationship between technology and the economic context that underlies people’s demand for innovations. Given that future technology does not exist yet, determining the manner by which we will pay for it is necessary. From this perspective arises the issue of the possibility of a future currency system in future economy, something like the current Bitcoin.

What is the Price of Future Technology?

Tiếp tục đọc

Bình luận về bài viết này

Filed under Future Studies - Tương lai học, Information System Management - Quản lý hệ thống thông tin

5 Câu hỏi về tương lai cho Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ mới

Dưới đây là 5 Câu hỏi về tương lai cho Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ mới của tác giả Nigel M. de S. Cameron Center for Policy on Emerging Technologies http://c-pet.org đặt ra và được gửi email cho các thành viên của The Millenium Project – http://www.millennium-project.org/

Tôi xin lược dịch trong email này nội dung chính của 5 câu hỏi trên để có thể nhìn tổng thể về những vấn đề trong tương lai mà Mỹ và tất cả các quốc gia khác phải suy nghĩ:

1. Vấn đề cốt lõi đầu tiên, làm thế nào để chúng ta tiếp cận một thực tế rõ ràng là sự thay đổi đang tiến triển theo cấp số nhân cho các vấn đề về chính trị và kinh tế đang tồn tại (ở Mỹ)? Tốc độ của sự thay đổi đã được kích hoạt và sẽ không chậm lại. Tiếp tục đọc

Bình luận về bài viết này

Filed under Future Studies - Tương lai học

Emails trở nên lỗi thời, giờ là lúc cần phải thay thế.

http://www.fastcompany.com/3002170/email-new-pony-express-and-its-time-put-it-down

Bài viết của Ryan Holmes – bản dịch của Nguyễn Võ Minh Hùng

16 tháng 10 năm 2012
Email, giống như những lá thư gửi đi trên lưng ngựa trước đây, đã trở thành một công cụ không hiệu quả và có thể là nguyên nhân mất thời gian lớn nhất trong môi trường làm việc hiện đại. Vấn đề mà các công ty đang cố gắng giải quyết.
Tiếp tục đọc

Bình luận về bài viết này

Filed under Future Studies - Tương lai học, Quality Management - Quản lý chất lượng

Xây dựng kế hoạch một tỷ năm – hãy để việc đó cho trí tuệ nhân tạo: Artificial Intelligence!!!

Trong tương lai, nhân loại sẽ bị “lãng quên trong không gian bởi các máy móc”, những người sẽ được quyết định tỷ năm tiếp theo của chúng ta

Ngày 12 tháng 10 năm 2012 bởi Robert L. Blum

Trí tuệ nhân tạo sẽ học được những gì từ Ant Nebula ​​về sự sụp đổ của hệ Mặt trời trong tương lai? (NASA JPL)

Trong những gì mà nền văn minh của chúng ta cần là một kế hoạch hàng tỉ năm , được đăng trên KurzweilAI ngày 23 tháng 9 năm 2012, Lt Col Peter Garretson kêu gọi cho một kế hoạch dài hạn để đảm bảo sự sống còn của nhân loại “, di chuyển tất cả mọi người và những thứ đáng giá ra khỏi trái đất.”

Ông trích dẫn những sự kiện tuyệt chủng đến với Trái đất, bao gồm cả va chạm tiểu hành tinh, Mặt trời nhấn chìm Trái đất và biến đổi thành một khối khổng lồ màu đỏ, và cuối cùng, cái chết nhiệt của vũ trụ. Sự sống còn của loài người, ông lập luận, biện minh cho một chương trình không gian đầy tham vọng trong tương lai, “với mục tiêu phát triển không gian và kiểm soát không gian … thúc đẩy công nghệ và khả năng logistics để có thể đạt được những mục tiêu đó”.

Để thực hiện điều này, ông dự đoán, con người (có thể gia tăng) sẽ phải trở thành các kỹ sư vì sao tuyệt vời – để phụ trách của nền văn minh thông minh hơn trong vài tỷ năm tới.

Đáng tiếc, Garretson không đề cập đến sự phát triển quan trọng nhất trong tương lai: đến công nghệ Singularity, khi máy thông minh sẽ vượt qua trí thông minh của con người, dẫn đến “thay đổi công nghệ quá nhanh chóng và sâu sắc, sẽ cho thấy cho một đường cắt ngang đối với lịch sử nhân loại” theo Ray Kurzweil . Tiếp tục đọc

Bình luận về bài viết này

Filed under Future Studies - Tương lai học

5S trong xử lý thông tin – Vấn đề doanh nghiệp còn thiếu (phần 2)

Chính vì vậy, với vai trò là một nhà quản trị, nhà lãnh đạo của doanh nghiệp, đặc biệt là các trưởng phòng chất lượng (QM) hay đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) phải chú ý trong việc “khử nhiễu” đối với dòng thông tin trong doanh nghiệp. Mục đích  của việc lọc thông tin trong doanh nghiệp bao gồm:

  1. Xác định dòng thông tin và vai trò của thông tin trong tổ chức, bao gồm đặc tính của môi trường thông tin của tổ chức đó và những yếu tố có thể can thiệp vào việc truyền tải thông tin. (Sàng lọc)
  2. Mô tả các  kênh thông tin và phương pháp thông tin được áp dụng trong tổ chức bao gồm TẤT CẢ các dạng thông tin, nói, viết, email, mã hóa, màu sắc… (Sắp xếp)
  3. Đơn giản hóa các kênh thông tin bằng phương tiện, phương pháp, dụng cụ hỗ trợ trên nguyên tắc ngắn nhất và rõ ràng nhất. Những quy định đầu vào và đầu ra đều được xác nhận về mặt ngữ nghĩa và hành động. (Sạch sẽ)
  4. Sử dụng hệ quy chiếu độc lập dùng để xác định ý nghĩa của dòng thông tin đó, khi cần có một nhóm facillitator làm nhiệm vụ giúp tổ chức nhìn ra được những thách thức trong vấn đề trao đổi thông tin và hỗ trợ dòng thông tin đó. (Săn sóc)
  5. Thời gian của đầu vào và đầu ra phải được xác định và đo lường để thông tin luôn chính xác và rõ ràng. (Sẵn sàng) Tiếp tục đọc

Bình luận về bài viết này

Filed under Quality Management - Quản lý chất lượng

5S trong xử lý thông tin – Vấn đề doanh nghiệp còn thiếu

Trong thời gian vừa qua, tôi trực tiếp đứng giảng cho LBS một số lớp 5S, kết hợp với kinh nghiệm tư vấn và bài giảng về sơ đồ tư duy tại BOM tôi nhận thấy rằng tất cả các cách tiếp cận 5S mà các nhà tư vấn, đào tạo tại Việt Nam đều không đi đến được bản chất của vấn đề.
Ngoài 5S ở nhà xưởng ở sản xuất, 5S trong xử lý thông tin là vấn đề mà doanh nghiệp còn thiếu.
Trước tiên ta cùng tìm hiểu về 5S (tôi lấy từ  nguồn của trung tâm năng suất):
5S là viết tắt của năm từ tiếng Nhật bắt đầu là chữ S sau khi phiên âm sang hệ chữ Latinh gồm: Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Trong tiếng Việt, để dễ nhớ và giữ nguyên 5 chữ S đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng các từ tương đương như sau: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng. Tiếp tục đọc

5 bình luận

Filed under Quality Management - Quản lý chất lượng

Chuỗi cung ứng tối ưu – Chi phí tối thiểu, hiệu quả tối đa

Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc một đôi giày mang thương hiệu Mỹ như Nike hay Adidas nhưng lại được sản xuất ở Việt Nam đã là chuyện quá đỗi bình thường. Tuy nhiên, chắc chắn cho đến nay nhiều người vẫn chưa biết rõ hành trình mà một đôi giày như thế đã trải qua để đến với người tiêu dùng. Hành trình đó là sự phối hợp của rất nhiều khâu, từ nhà cung cấp nguyên phụ liệu, các nhà máy gia công trên khắp thế giới, các đơn vị vận chuyển đến các trung tâm phân phối, các cửa hiệu bán sỉ, bán lẻ… Làm cách nào để sự phối hợp này được tiến hành suôn sẻ, vừa tiết kiệm chi phí tối đa vừa đem lại nhiều lợi ích nhất cho các bên liên quan? Đó là vấn đề mà các chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain) – một trong những ngành nghề “nóng” nhất ở Việt Nam hiện nay – luôn trăn trở, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy giảm như thời gian qua. Tiếp tục đọc

2 bình luận

Filed under Supply Chain Management - Quản lý chuỗi cung ứng

Sử dụng wiki như một công cụ để triển khai ISO 9001 trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các ý kiến từ VMHN: Đây là một bài viết hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau một thời gian dài làm tư vấn các hệ thống quản lý, tôi nhận rằng khó khăn lớn nhất là làm sao đơn giản hoá hệ thống cho phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có nhiều phương pháp tiếp cận để xây dựng tài liệu cho một hệ thống quản lý chất lượng (QMS), nhiều người đã sử dụng các phần mềm, cũng có thể nhiều người đã sử dụng Wikipedia nhưng chưa hề đánh giá cao về nó trong việc áp dụng thực tế vào hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. Hệ thống Wiki có thể mang đến cho bạn hầu như tất cả các yếu tố cần thiết của một hệ thống kiểm soát tài liệu tài liệu để áp dụng vào hệ thống quản lý. Tiếp tục đọc

Bình luận về bài viết này

Filed under Information System Management - Quản lý hệ thống thông tin, Quality Management - Quản lý chất lượng