5 Câu hỏi về tương lai cho Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ mới

Dưới đây là 5 Câu hỏi về tương lai cho Tổng thống Barack Obama trong nhiệm kỳ mới của tác giả Nigel M. de S. Cameron Center for Policy on Emerging Technologies http://c-pet.org đặt ra và được gửi email cho các thành viên của The Millenium Project – http://www.millennium-project.org/

Tôi xin lược dịch trong email này nội dung chính của 5 câu hỏi trên để có thể nhìn tổng thể về những vấn đề trong tương lai mà Mỹ và tất cả các quốc gia khác phải suy nghĩ:

1. Vấn đề cốt lõi đầu tiên, làm thế nào để chúng ta tiếp cận một thực tế rõ ràng là sự thay đổi đang tiến triển theo cấp số nhân cho các vấn đề về chính trị và kinh tế đang tồn tại (ở Mỹ)? Tốc độ của sự thay đổi đã được kích hoạt và sẽ không chậm lại.

2. Làm thế nào để các công nghệ cần thiết sẽ được đưa vào sử dụng để tạo ra sức mạnh chứ không phải là việc mổ xẻ các yếu tố “con người” trong tương lai của nhân loại? Đổi mới như thế nào để tạo ra công ăn việc làm cho cho con người chứ không phải biến con người thành các “công nhân tri thức”? Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng phương tiện kỹ thuật số vào trong cơ thể con người mà không biến họ thành những con rô bốt người?

3. Làm thế nào để chúng ta quản lý một cách tài tình những cuộc cách mạng công nghệ cao do Mỹ dẫn đầu để có thể cung cấp nhiều hơn các lợi ích cho nhân loại, cho Trái đất: MOOCs cung cấp giáo dục đại học toàn cầu miễn phí, công nghệ nano cho mỗi gia đình có nước tinh khiết, và định hình các phương tiện truyền thông xã hội để có khả năng phục vụ không chỉ đơn thuần cho một cuộc cách mạng về quản lý một cách sâu sắc trong trách nhiệm chính trị và thống nhất đất nước.

4. Làm thế nào để chúng ta sẽ tiếp cận rủi ro toàn cầu? Càng kết nối với nhau, rủi ro liên quan toàn cầu càng lớn. Từ các loại thuốc kháng sinh (WHO cho biết họ có thể sẽ sớm tiếp cận được một kịch bản có sự tác động của con người giống  như các kịch bản khí hậu) đến sóng thần, từ những con nanobots (nano robot) độc hại đến trí tuệ nhân tạo, và rủi ro của những ý tưởng tốt bị sử dụng sai mục đích – giống như việc chúng ta đang ngày càng gắn liền con người vào máy móc. Tổng thống cần đứng trước một công luận với một ma trận rủi ro đơn giản và cho biết nơi ai sẽ giải quyết những vấn đề này và làm thế nào. (Như tôi đã đề cập ở Rio 20+ science prepcon, chúng ta cần phải điều chỉnh lại cuộc tranh luận về khí hậu trong hoàn cảnh mà rủi ro mang tính toàn cầu rộng lớn hơn.)

5. Làm thế nào để chúng ta xử lý mối đe dọa bất đối xứng – mối đe dọa từ các nhóm nhỏ với nguồn tài nguyên nhỏ, những người sử dụng phương tiện truyền thông toàn cầu và các mặt trái công nghệ đang thách thức sự an ninh của các quốc gia, giống như kết cục của David và Goliath. Câu chuyện al-Quaeda, câu chuyện Assange, sự bất đối xứng sẽ xóa tan hết những nỗ lực tốt nhất của các chính phủ. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Để duy trì sự lãnh đạo của Mỹ trong một thế giới bất đối xứng sẽ là câu hỏi khó khăn nhất.

—————————————————

Xin mạn phép diễn giải về 5 câu hỏi trên:

1. Câu hỏi này muốn hỏi về việc quản lý sự thay đổi – Change management. Sự thay đổi trong thế giới hiện đại đang diễn ra với tốc độ cực kỳ nhanh.

2. Câu hỏi này đặt ra về vấn đề quản lý công nghệ – Technology management. Công nghệ phải phục vụ lợi ích của con người trước tiên.

3. Câu hỏi này liên quan đến việc lãnh đạo về công nghệ – Technology leadership. Lãnh đạo về công nghệ cần cung cấp và chia sẻ những lợi ích thiết thực nhất cho nhân loại.

4. Câu hỏi này liên quan đến việc quản lý rủi ro – Risk management. Quản lý rủi ro ở phạm vi toàn cầu là một đề tài rất rộng.

5.  Câu hỏi liên quan đến quản lý xung đột – Dispute management. Làm cách nào để dung hòa được tất cả mọi vấn đề.

 ——————————————————

 

Bình luận về bài viết này

Filed under Future Studies - Tương lai học

Bình luận về bài viết này