Khổng Minh vì sao trọng dụng Trương Phi mà xa rời Quan Vũ?- Sách Lược Dùng Người

Trong ba anh em Lưu Quan Trương, ngoại trừ Lưu Bị rất thân cận với Khổng Minh, trong hai người còn lại Trương Phi là kẻ lỗ mãng, ít suy nghĩ sâu xa còn Quan Vũ luôn tỏ ra thâm trầm. Xét theo lý, một kẻ trí giả như Khổng Minh ắt phải thân cận và trọng dụng Quan Vũ hơn Trương Phi. Nhưng thực tế thì Khổng Minh lại rất trọng dụng thân mật với Trương Phi mà xa rời thậm chí là nghi kị với Quan Vũ. Vì sao như vậy? Điều này có lẽ phải xuất phát từ chính đặc điểm xuất thân của từng người mới mong lý giải được.

Tam Quốc chí khi nhận xét về Trương Phi, Quan Vũ nói: “Vũ trọng sĩ tốt mà nghi kị sĩ đại phu, Phi yêu kính kẻ quân tử mà phớt lờ kẻ tiểu nhân”.

Gia Cát Lượng đối với Quan Vũ luôn cố gắng giữ một mối quan hệ rất khách khí, tốt đẹp. Bởi vì Quan Vũ không hoàn toàn phục vị quân sư này. Phương kế liên kết với Ngô của Khổng Minh, Quan Vũ có thực hiện nhưng không hề cố gắng, đó là một minh chứng rất rõ. Thậm chí, Quan Vũ trong nhiều trường hợp còn cố gắng đi ngược lại với phương hướng này. Tuy Quan Vũ ở Kinh Châu xa xôi nhưng người này trước nay vẫn lấy địa vị cao hơn những người khác trong tập đoàn quân Thục của mình để ra oai. Sau khi Mã Siêu đầu quân cho Thục nhờ giải quyết vấn đề Ích Châu mà lập được công lao, nhận được vinh dự lớn. Quan Vũ không phục, muốn bỏ Kinh Châu đến Tứ Xuyên để so tài cao thấp với Mã Siêu. Gia Cát Lượng vội gửi cho ông ta một bức thư vỗ về, nịnh ông ta hết lời mới làm ông ta nguôi ngoai. Sau khi Lưu Bị làm Hán Trung Vương, muốn dùng Hoàng Trung làm hậu tướng quân. Gia Cát Lượng nói: “Danh vọng của Trung, vốn không thể so được với Quan Vũ, Mã Siêu mà nay để họ đứng ngang hàng. Mã Siêu và Trương Phi ở gần, tự mình nhìn thấy công trạng của Hoàng Trung còn có thể chỉ rõ được. Như Quan Vũ ở xa, sợ tất là không vui, e rằng không được”. Câu nói này có thể thấy được thái độ của Gia Cát Lượng đối với Quan Vũ như thế nào.

Trương Phi thì không như vậy, chỉ cần Gia Cát Lượng nhắc đến tên ông ta là ông ta dốc hết lòng mà làm. Đồng thời, nhiều lần cũng phát huy tính sáng tạo lập nên kỳ công. Vì thế giữa Gia Cát Lượng và vị tướng lỗ mãng Trương Phi hình thành một mối quan hề ngầm không nói mà vẫn hiểu nhau. Khi có tin tức báo về doanh trại, nói gần đây Phi uống rượu say, Gia Cát Lượng không những không tăng thêm tội còn phái người mang rượu đến cho Trương Phi. Điều này cho thấy giữa họ có một sự thấu hiểu và cảm thông không nói thành lời.

Ban đầu khi Lưu Quan Trương khởi sự, theo địa vị kinh tế, xã hội, Trương Phi là người giàu có nhất, “sống ở quận Trạch, có trang điền”, là một chủ trang viên có tài sản và tiền của. Còn Lưu Bị chẳng qua chỉ là một kẻ “bán giày đan chiếu”, mặc dù tự xưng là hậu duệ của hoàng thất nhưng đã bị suy tàn từ lâu. Nếu như cứ mãi đem hai chữ hậu duệ hoàng thất trưng ra thì so với câu nói của AQ “bố mày trước kia cũng giàu có” chẳng khác là bao. Sau đó Hán Hiến đế Lưu Hiệp có gọi ông ta một tiếng “Hoàng thúc”, nhưng là do nhu cầu chính trị mà thôi. Các Hoàng đế trong lịch sử để lung lạc nhân tâm vẫn thường có thói quen ban thưởng họ của vua vì thế đừng có tưởng thật. Ai có phấn mà chẳng đem đắp lên mặt? Lưu Bị chẳng qua chỉ là một người thuộc tầng lớp tiểu thủ công. Còn Quan Vũ thực ra chỉ là một người chuyên đẩy xe hàng mà thôi. Theo quan niệm ngày nay, ông ta thuộc tầng lớp lao động không có tài sản.

Từ đó mà suy luận thì mối quan hệ giữa Gia Cát Lượng và ba anh em Lưu Quan Trương sợ là do tầng lớp xuất thân bất đồng mà thái độ đối đãi với phần tử trí thức không tránh được sự khác biệt. Điều này có lẽ cần được thảo luận một cách kỹ lưỡng hơn.

Khi khởi sự Lưu Bị đã là một người thuộc tầng lớp thủ công nghiệp kiêm tiểu thương nhưng trước đó ông ta thuộc tầng lớp quý tộc sa sút, chí ít vẫn còn có chỗ đứng nhất định. Lưu Bị từng bái Lư Thực làm thầy, rõ ràng trình độ văn hóa của ông ta cao hơn hẳn so với Quan Vũ và Trương Phi. Như thế Lưu Bị không những giống với Khổng Minh về mặt chính trị mà về mặt văn hóa cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Trương Phi là chủ điền viên, gia đình giàu có. Có thể tụ tập hơn ba trăm người ở vườn đào thì dù cho không phải là sĩ tộc tầng lớp trên cũng là một thân hào có của. Vì thế Trương Phi so với Khổng Minh, người có gia trang ở Nam Dương về nền tảng kinh tế không khác nhau nhiều nên cũng dễ dàng tìm thấy tiếng nói chung. Còn Quan Vân Trường là một người không có tài sản, tự sống bằng sức lao động của mình. Nghề đẩy xe chở hàng của ông ta không cần dựa vào phường hội, rất độc lập nên dễ sản sinh ra cách nhìn thiên lệch giai cấp. Đồng thời bản thân ông ta cũng chỉ biết vài chữ nên không phục văn hóa và tầng lớp sĩ đại phu. Vì vậy mối quan hệ giữa ông ta với Gia Cát Lượng không được như hai vị anh em của mình là điều không khó giải thích.

Lại thêm Quan Vũ kiêu ngạo tự mãn, cố chấp, luôn tự cho mình là đúng. Đặc biệt là từ sau khi ông ta được phong làm Hán đình hầu thì cảm giác tự tôn tự ngã của ông ta càng tăng thêm. Đến khi một mình lãnh tránh nhiệm lớn bảo vệ Kinh Châu thì ông ta càng trở thành kẻ mà “mục hạ vô nhân” (trong mắt không có ai). Đây là việc khiến người khác chê cười nhưng đối với Quan Vũ thì rất đáng tiếc. Nếu như Quan Vũ có một chút tỉnh ngộ thì đã không chạy đến Mạch Thành để đến nỗi đầu thân mỗi thứ một nơi như vậy.

Gia Cát Lượng tới Tân Dã, Quan Trương kết hợp cùng nhau ngăn cản vị quân sư này nhưng người trách mắng là Trương Phi còn Quan Vũ là một người thích tỏ ra thâm trầm, ngồi ở phía sau xui khiến Trương Phi. Từ sau “ba lần đến lều tranh”, Quan Vũ không hề tin vào năng lực của Gia Cát Lượng. Ông ta vốn xưa nay không hề có cảm tình với tầng lớp trí thức và điều này khó bề thay đổi được. Quan Vũ từ đẩy xe trên đường Sơn Tây, những vị quan lại triều Hán đã áp bức ông ta, lừa dối ông ta khiến ông ta luôn có ý thức nghi kỵ và phản kháng. Trong tâm ông ta luôn nói, có gì giỏi giang lắm đâu, toàn là một lũ tởm lợm, giá áo túi cơm. Khi thấy Lưu Bị nhọc lòng “ba lần đến lều tranh”, Quan Vũ nói với Lưu Bị rằng: “Huynh trưởng hai lần đích thân đến bái kiến, cái lễ đó là quá lắm rồi. Nghĩ rằng Gia Cát Lượng chỉ có hư danh mà không có thực học nên mới cố tránh mặt mà không gặp. Sao huynh lại bị mê hoặc bởi con người này như vậy!”. Chữ “mê hoặc” là câu nói từ trong lòng của Quan Vũ. Bởi vì một khi Khổng Minh trợ giúp Lưu Bị thì địa vị trợ thủ lâu nay của ông ta sẽ bị lung lay. Từ đó trở đi giữa ông ta và Lưu Bị không thể có sự thân cận như trước được nữa.

Khi Lưu Bị sang Đông Ngô cầu thân, Gia Cát Lượng phái Triệu Vân đi theo bảo vệ mà không dám trao túi gấm diệu kế cho Quan Vũ sợ Quan Vũ làm loạn chủ trương của mình. Sau khi mượn gió Đông cho Chu Du, làm nên trận Xích Bích nổi tiếng, Gia Cát Lượng cũng sắp xếp Triệu Vân đến đón ông ta trở về chứ không dám làm phiền đến Quan lão gia, sợ ông ta chưa chắc đã theo hẹn mà tới, sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình. Chiến dịch Xích Bích, Gia Cát Lượng lần lữa không để ý đến Quan Vũ. Nhiều người nói là do Gia Cát Lượng cố ý dùng kế khích tướng đối với Quan Vũ. Nhưng thực tế xét trong mối quan hệ giữa hai người thì rõ là vị quân sư này vẫn còn có chỗ khó xử. Vì sử sách cũng không có ghi chép gì, đành phải tin bừa như vậy. Nhưng cuối cùng Gia Cát Lượng mới sắp xếp Quan Vũ chặn ở đường Hoa Dung có thể thấy là đối với vị tướng kiêu ngạo này không thể không cân nhắc, rõ ràng còn có chỗ lo lắng khó xử.

Quan Vũ thấy mình không được xếp đặt ở vị trí quan trọng, khi đó đã trách hỏi Gia Cát Lượng: “Quan mỗ đã theo huynh trưởng chinh chiến đã rất nhiều năm chưa từng ở lại phía sau. Nay gặp đại địch, quân sư lại không giao trọng trách như vậy là có ý gì?”. Nghe khẩu khí của Quan Vũ không biết là Gia Cát Lượng chỉ huy Quan Vũ hay là Quan Vũ chỉ huy Gia Cát Lượng? Quan Vũ lấy việc mình là anh em kết nghĩa với Lưu Bị mà tự cho mình đặc quyền ngang với quân sư. Đợi tới khi không bắt được Tào Tháo ở Hoa Dung, phạm phải quân lệnh vẫn còn có Lưu Bị đứng ra nói đỡ. Kỳ thực chính vì ông ta biết kết quả tất là như thế mới dám tha cho Tào Tháo ở Hoa Dung.

Nếu như Khổng Minh chấp pháp như sơn, từ việc ông ta tha cho Tào Tháo ở Hoa Dung mà trừng phạt nghiêm khắc thì sau này khi ông ta làm chủ mọi việc ở Kinh Châu có lẽ đã không dám tự mình quyết định mọi việc mà chẳng biết trời cao đất dày là gì. Chính vì sự bao che của Lưu Bị, Gia Cát Lượng cũng không thể không nhân nhượng, vì thế không thể trách mình, càng không thể trách người.

Xem ra, Gia Cát Lượng là một phần tử trí thức cũng có chỗ nhu nhược không thuốc nào chữa được. Gia Cát Lượng đối với vị tướng quân quyền cao hơn người, lại có hậu đài chắc chắn, trong lòng không hề phục mình cũng là một vị Hán đình hầu xuất thân từ tầng lớp lao động ngoại từ việc cho mình có thể thay đổi đại cục, làm việc vô nguyên tắc vẫn nghĩ rằng ông ta vẫn có thể làm được điều gì đó chăng?

Chỗ khó xử của loại vô nguyên tắc này từ cổ chí kim há chẳng phải là chỉ có một mình Gia Cát Lượng hay sao? Nhưng mà sự vô nguyên tắc nào cũng không thể tồn tại được lâu. Cuối cùng Quan Vũ đại bại tại Kinh Châu chẳng phải chính là hậu quả từ việc Khổng Minh cả nể, qua loa không triệt để trong quân lệnh hay sao?

Tấm gương lịch sử còn sáng mãi, hậu bối chúng ta ngày nay trong việc dùng người cần phải cẩn trọng, dùng người đúng việc. Như Khổng Minh tài thao lược nhưng cuối cùng vì cả nể nên bỏ đi một tướng tài. Quan Vũ anh hùng cái thế nhưng vì áp lực thành kiến nên cuốicùng đại bại. Ngày nay, trong việc kinh doanh chúng ta có thể quá xem trọng chiến hữu mà làm cho người tài không thể dốc hết sức vì chúng ta . Lưu Bang lên ngôi Hàn Tín phải chết, Minh Thái Tổ vững vàng thì Lưu Bá Ôn phải về trời đạo lí này ngàn xưa còn mãi . Hậu thế có thể trách Hán Cao Tổ vong ân nhưng không như thế thì làm sao có thể tồn tại được vương triều nhà Hán thịnh trị mấy trăm năm. Mỗi thời mỗi người, thuở hàn vi chúng ta có thể đồng cam cộng khổ nhưng thời thịnh trị dễ nảy sinh lòng dạ nọ kia. Nào mọi người, hãy bày tỏ quan điểm đi!!!!!!

[ipl 4rum]

204 bình luận

Filed under Soft skills - Kỹ năng mềm

204 responses to “Khổng Minh vì sao trọng dụng Trương Phi mà xa rời Quan Vũ?- Sách Lược Dùng Người

  1. tiêu phong

    Bạn thân mến ! cho phép tôi gọi bạn như vậy vì không biết bạn là ai . Bài viết của bạn rất ấn tượng và kỷ lưỡng . Nhưng khi tôi đọc xong liền tự hỏi : khi viết xong bài này bạn đã bao nhiêu lần đọc lại? trong kho kiến thức của bạn,bạn có bao nhiêu hiểu biết về Quan Vân Trường ? Xin thứ lỗi nếu như câu hỏi trên của tôi làm bạn phiền lòng . Tôi thấy rõ là bạn có cái nhìn khá phiến diện về nhân vật Quan Công trong Tam Quốc Chí .
    Ai đọc qua Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng đều nhận ra,Quan Công rất kiêu ngạo,kiêu ngạo đến tự phụ. Đó là nhược điểm chết người của vị tướng quân kiệt xuất này.
    Những đièu bạn nhận xét về Quan Công trong bài viết khá tương đồng với nhiều người nhưng bao nhiêu hào kiệt thời đó sao CHỈ CÓ MÌNH QUAN CÔNG ĐƯỢC THỜ NHƯ THẦN THÁNH cho đến tận bây giờ ??????
    Bạn lại nhận xét Gia Cát Khổng Minh là một trí thức có chổ nhu nhược hết thuốc chữa .Tôi đã bật cười , tôi xin lỗi , tôi đã bật cười thật to.Bạn có biết tại sao Khổng Minh lại để Quan Công chặn và lập quân lệnh trạng giết Tào Tháo ở cửa ải cuối cùng không? ông ta biết chắc rằng Quan Công sẽ tha cho Tào Tháo. Ông ta cũng biết chắc rằng chư tướng và Lưu Bị sẽ xin tội dùm Quan Công. Vậy tại sao ông ta vẫn cho Quan Công đi ? Tôi phục nhất chiêu Đắc Nhân Tâm này của ông.Ông ta đã nói riêng với Lưu Bị : thôi cái nợ ân tình này để cho Vân Trường làm đi !
    Có 3 lý do ông ta làm như vậy :
    1.Tào Tháo không được chết.Nếu Tháo chết miền bắc sẽ loạn,Tôn Quyền sẽ lợi dụng xua quân đánh chiếm các nơi.Tháo chết ,binh lực Đông Ngô mạnh nhất ,Lưu Bị binh lực còn yếu sẽ bất lợi.Tháo phải sống mới tạo được thế tam quốc phân tranh. Lúc đó Lưu Bị sẽ có thời gian phát triển quân đội mưu đồ đại nghiệp về sau.Vậy lý do thứ nhất TÀO THÁO PHẢI CÓ ĐƯỜNG SỐNG và CHẮC CHẮN PHẢI SỐNG
    2.Quan Công trọng tình nghĩa sẽ tha cho Tào Tháo đẻ trả lại cái ơn trọng đãi của Tháo ngày trước,sẽ không bị phân tâm sau này.Quả thật về sau Quan Công không còn ái ngại về việc thọ ơn của Tháo nữa.Vậy lý do thứ 2 là ĐỂ QUAN CÔNG TRẢ MÓN NỢ ÂN TÌNH CHO TÀO THÁO.
    3.Quan Công cũng như một vài tướng vốn không phục và không vừa lòng với Khổng Minh.Quan Công tha cho Tháo sẽ mắc tội chết.Chư tướng sẽ xin tha tội chết.Lưu Bị sẽ xin tha.Khổng Minh theo lời Lưu Bị tha cho Quan Công vừa lấy được lòng quân sỹ vừa chứng tỏ ông vẫn một dạ trung thành với Lưu Bị không có ý lợi dụng sự trọng đãi của Lưu mà tiếm quyền.Nhưng quan trọng nhất là gieo vào Quan Công ” món nợ ân tình “.Quả thật về sau Quan Công tuy không hoàn toàn nhưng đã bớt phần nghi kỵ và đã chịu nghe lời Khổng Minh . vậy lý do thứ 3 là XÓA BỚT KHOẢN CÁCH VÀ LẤY ĐƯỢC SỰ TÂM PHỤC CỦA QUAN CÔNG .
    Những điều tôi nói ở trên bạn có thể kiểm chứng khi đọc kỹ lại Tam Quốc Chí.

    Gia Cát Khổng Minh trọng dụng Trương Phi,Triệu Tử Long ít trọng dụng và có phần xa cách Quan Công . Nói là nghi kỵ cũng rất đúng nhưng đúng hơn hết là sự ” kính nhi viễn chi ” (đứng xa mà kính trọng ).Thông thường ” người trí ” không bao giờ chịu phục ” người trí “.Bằng chứng rõ nhất là Công Cẩn ( Chu Du) Bàng Thống(Phụng Thổ có sách dịch Phụng Sồ)luôn có ý đố kỵ tài Khổng Minh. Quan Công về Dũng chỉ bằng và hơn chứ không kém hai tướng Trương Triệu,về Trí thì chắc rằng hai tướng trên không bằng ông ta được .Quan Công xử việc có suy tính , lấy nhân nghĩa làm đầu,không hề lỗ mãng ( bằng chứng là việc về với Tào Tháo và phò nhị tẫu chém tướng về với Lưu Bị).Quan Công là người có Dũng của kẻ thất phu lại có Trí của người quân tử.Ông ta không phục Khổng Minh chỉ là lẽ thường thôi.Khổng Minh hiểu điều đó cho nên ít dùng và có phần xa cách Quan Công nhằm tránh sự xích mích không đáng có gây rối loạn quân ngũ lại làm Lưu Bị khó xử .

    Tôi tạm hiểu như vậy
    Đó cũng là vài lời góp ý chủ quan của tôi về đề tài bạn viết, chỉ là góp ý không hề bài xích .

    Xin lạm bàn về việc mất Kinh châu.Lý do chính là do Quan Công không chịu thân với Tôn Quyền làm kế hoạch Hòa Tôn Kháng Tào của Khổng Minh đổ vỡ .
    Tôn quyền dùng em gái mình cầu thân để lừa bắt Lưu Bị (nhưng không thành) là Bất Nhân ,lại dùng mẹ mình phao tin bị trọng bệnh để dụ em gái mình (đã là vợ của Lưu Bị) dẫn theo A Đẫu (con riêng Lưu Bị) về thăm nhằm bắt A Đẫu (lại cũng không thành) là Bất Nghĩa. Quan Công là người kiêu ngạo lại đặt Nhân Nghĩa làm đầu thì làm sao chịu thân với một kẻ bất Nhân Bất Ngiã như Tôn Quyền được.

    Mất Kinh Châu là phải.

    Vài dòng luộm thuộm ,mong đừng chê cười. Chỉ là việc ngày trước , người sau suy ngẫm mỗi kẻ mõi ý mà thôi.

    • Duonghuynh

      Tiêu Phong thật sự đã nghiền nát Tam Quốc!

      • Lê Thanh

        Tieu Phong quả đã thấm nhuần Tam Quốc.

      • Mãi đến hôm nay tôi mới đọc được bài viết của bạn. Thật lòng mà nói rằng, tác giả bài viết và cả bạn Tiêu Phong đều là những “anh kiệt” của thời đại, bởi vì mỗi suy luận, đánh giá của các bạn về nhân vật Quan Vũ nói riêng, cũng như tác phẩm tiểu thuyết TQDN nói chung đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, đặc biệt sự nhìn nhận về nhân vật và thời cuộc khá toàn diện. Tôi vô cùng cảm ơn 2 bạn.
        Tôi cũng là một fan cuồng của nhân vật Quan Vũ, nói về TQDN thì nói thật tôi cũng “gậm” khá đầy bụng, hầu hết các nhân vật trong TQDN đều đáng để cho chúng ta thán phục, mỗi nhân vật đều có một tính cách nổi bật mà nếu chúng ta biết tích lọc lại thành một khối hoàn chỉnh thì có lẽ nó sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều. TQDN chứa đụng triết lý rất sâu xa, nó được xem là triết học phương Đông, vì vậy chúng ta không cần bàn cãi nhiều nữa, có chăng chỉ làm mất đi cái giá trị thực của tác phẩm mà thôi. Hãy nhìn vào đó mà xây dựng cho bản thân mình, chúc 2 bạn thành công.

    • nguyễn đình tá

      bài phản hồi của Tiêu Phong thật hay! mình rất tâm đắc với ý kiến của bạn. còn về phần tác giả của bài viết có phần thiếu khách quan và thiếu sâu sắc.

    • o070809

      bạn Tiêu Phong nói rất hay! rõ ràng không thể nhìn cái gì một cách phiến diện được. mình rất thích sự phản hồi đó của bạn.
      mà hình như bạn rất thích nhân vật Tiêu Phong của Kim Dung phải k!?

    • Dung

      Bạn Tiêu Phong bài viết của bạn đã hơn 1 năm rồi nhưng hôm nay tôi mới biết để đọc quả thật rất cảm phục.Bạn đã đọc và hiểu rất sâu sắc về bộ truyện này.Và bạn đã nhìn nhận nó trên quan điểm của 1 người đọc truyện.Rất hay.Còn bạn chủ topic phân tích dựa trên sự nhìn nhận về cuộc sống hiện tại để áp vào câu truyện.Chân thành cảm ơn 2 bạn đã cho mọi người được nhìn nhận nhiều phía và để cho chúng ta nhìn nhận và suy ngẫm được nhiều mặt.

      • Anh 5

        Có gì mà hay, toàn lời lẻ có sẵn trên các diễn đàn, bài phê bình của nhiều học giả, độc giả. Tam quốc chí là tác phẩm đắc nhân tâm. Mỗi người đều có quyền bình phẩm. Lướt 30p là thấy mỗi bài viết mỗi khác.
        Nhân vật Quan Công được thần thánh hóa và được người đời xem như hình mẫu cho việc giang hồ nghĩa hiệp…
        Nhà văn quá hư cấu so với lịch sử nguyên bản.

    • bài này Nghe có lý hơn ở chỗ Quan Vũ tha chết cho Tào Tháo là dụng ý của Khổng Minh.

    • thành

      để triệu tử long thủ kinh châu là hợp lí nhất.mang quan vũ theo,ông ta ngang thì đã có huynh trưởng lưu bị trị rồi.

    • Khương Duy

      Đã mờ rồi ánh kiếm ánh đao
      Lùi xa rồi tiếng loa tiếng trống
      Vẫn rõ ràng sống động
      Bao gương mặt anh hùng
      Con đường xưa ngập trong cát
      Thành quách xưa hóa cảnh tro tàn
      Năm tháng oai hùng thành lịch sử
      Bao chiến công tên tuổi còn vang
      Mộng bá vương ai người quyết định
      Lẽ thịnh suy há chẳng có nguyên nhân
      Sự đời vần vũ như mây gió
      Đổi thời gian đổi cả không gian
      Tụ tán nhờ có duyên,ly hơp vốn do tình
      Chả món nợ non sông trước mắt
      Mặc đời sau thiên hạ luận bình
      Nước Trường Giang hóa thành sấm lệ
      Gió Trường Giang vang mãi bài ca
      Giữa bầu trời lịch sử,muôn triệu ánh sao sáng
      Trong dân gian vạn thuở ấy,muôn triệu đóa hoa !!!!!!

      Nguyễn Khương Duy

    • camninh

      Hay Phân tích rất tỷ mỷ.nhưng thế chân vạc cuối cùng đều về tay tư mã.tam phân lại hợp nhất.lập ra nhà tấn.1 người yêu tam quốc

    • Hoàng Nguyên

      bạn tiêu phong nhận định rất hay quả đã thấu hiểu tâm, ý của truyện tam quốc.rất hay.

    • TQC

      thua voi cac “Bo”, ko co duong Hoa Dung dau ma ban luan. Cha hieu j ve lich su ca

    • Nguyễn Duy

      Cái lý của ông đáng để học lắm . Tôi tuy chưa xem hết bộ Tam Quốc nhưng phần mở đầu của ông của ông nói quả là không sai Duy này xem đến đoạn bật cười thì cũng phãi tán thưởng là hay . Rất khâm phục

    • Lang tu

      Khong biet Tieu Phong la ai ma binh luan sau sac qua! Nam nay la 2013 thang 12 moi co dip doc Bai nay! Rat thich ca tac gia bai nay nua vi do la muon hinh muon ve cua cuoc song..Trong luc dang suy nghi ve cong viec ve cach doi nhan xu the va kinh doanh..Minh da doc duoc bai nay va thay rat vui vi tren nhan gian van con rat nhieu nguoi cung co so thich doc va yeu thich truyen Tam Quoc Dien Nghia! cam on tat ca! Ngoc

    • MTriet

      Riêng tôi thì đồng bài viết trên và không đồng ý với bài viết của bạn. Cái lý thuyết bạn đưa ra tôi từng đã được đọc qua khá lâu do 1 học giả TQ đề xướng và được dịch lại.

      Học giả dù sao cũng chỉ là học giả không phải là 1 nhà quân sự chiến lược, cho nên tầm nhìn cũng rất #. Tào Tháo có chết, ngụy như rắn mắt đầu thì ngô cũng chẳng thể diệt được ngụy. Đánh ngụy chỉ làm ngô chiềm vào vũng bùng chiến tranh mà không thoát ra được. Cũng xin nói thêm ngô có được địa lợi, vùng đất giang nam màu mỡ, danh gia nho sỹ thì nhiều nhưng thích an nhàn, không hiếu chiến cũng không giỏi chiến như người phương bắc. Mấy ngàn nam TQ đã như thế, Bắc có thể xâm nam nhưng nam muốn lên bắc thì rất khó. Ngô đánh thục thì càng không thể.

      • Trần Mạnh

        Tôi cũng đồng ý thế này về quân sự trước nay chưa hề có chính sử thống kê Tào Tháo mang bao nhiêu quân đánh XÍCH BÍCH cũng không có thương vong cụ thể .Theo quan điểm quân sự chiến dịch này làm tổn thất và mất tất cả các chiến thuyền của TÀO ,thiệt hại binh mã theo tôi cũng chiếm quá nửa .Tào tháo bỏ chạy cùng tàn quân quay về trung nguyên tuy nhiên nếu củng cố lại các châu quận trung nguyên thì đông ngô muốn tiến đánh sau trận này cũng không thể thăng được .Sau trận này các bên đều thiệt hại chứ không riêng gì TÀo THÁO .Hơn nưa đông ngô chỉ giỏi thủy chiến chứ bộ binh không bằng TÀO -CHu du phải là người biết rất rõ điều đó cho nên Đanh Ngụy Là sách lược bất khả thi .Lưu bị lúc này con yếu sau trận chiến phải ăn theo cuộc chiến thừa cơ cướp Kinh Châu bắt đầu xây dựng chiến lược LONG TRUNG ĐỐI của Khổng MInh lại càng không có khả năng đanh được NGụy .

    • Phản hồi của tiêu phong nói rất hay. 1 cái nhìn khách quan và sâu sắc.

      • Nguyễn Hưng Thinh

        Phản hồi của Tiêu Phong là chủ quan chứ không phải khách quan, vì dựa trên một tác phẩm văn học. Nếu là khách quan thì phải dựa trên những nghiên cứu khoa học lịch sử. Văn học chỉ là văn học, các bạn đang lẫn lộn văn học và thực tế

      • phú võ!

        Cái nhìn của Tiêu Phong chỉ mang tính khách quan theo văn học chứ k đánh giá theo thực tế khách quan. cần phải nghiên cứu thêm lịch sử tam quốc hơn.
        Chúng ta khi tìm hiểu để đánh giá đặc điểm, tính cách nhân trí dũng của từng con người thì phải nghiên cứu cụ thể lịch sử từng con người. ví dụ như tác giả bài viết đưa ra xuất thân thế từng con người để đánh giá tính cách hay tài trí thì không thật sự chuẩn rồi ví như hàn tín làm nghề câu cá,thất học; quan vũ thì làm nghề đẩy xe…sao họ lại trở thành nhân vật xuất chúng được chứ. há chẳng phải ngoài tài năng bẩm sinh thì cũng có sự khổ luyện hay sao. nên không thể đưa ra xuất thân để nói lên tính cách được. tìm hiểu những mẫu chốt quan trọng từng giai đoạn để đánh giá từng con người đó.
        Nhiều lúc tôi cũng không hiểu vì sao nhiều quyết định của Gia cát lượng cho những mấu chốt quan trọng thật sự để xoay chuyển cục diện và có khi làm thay đổi lịch sử thì ông lại nghiêng về cá nhân như muốn thiên hạ biết tài của ông nhiều hơn. ví dụ như để quan vũ chốt chặn cuối để giết tào tháo, nếu mọi người nghỉ sợ sau khi giết tào thì chu du sẽ san bằng thiên hạ thì không đúng vì thứ nhất: sau trận chiến xích bích thì thế lực của tào tháo vẫn mạnh nhất. thứ hai thì giang đông mạnh trên sông, không có đội kị binh mạnh để đánh trên đất liền chỉ có tài của chu du thì khó thắng được lượng.thứ 3 nếu chu du đánh lưu bị thì lưu cũng có thể chạy về với lưu kỳ vì lưu kỳ vẫn có thế lực khá mạnh chống đối được.thứ cuối là tại sao lưu bị luôn miệng nói giết bằng được tào tháo vậy tại sao để quan ở đó và ông không muốn ai khác ngoài ông lên thay nhà hán cả vì sự thật là ông chiếm tứ xuyên để lập nhà thục của người anh họ chứ không như tác phẩm đưa ra nguyên nhân bàng thống bị giết trước khi lưu bị lấy tứ xuyên(mang tính lợi ích cá nhân ông và của riêng nhà hán chứ không nghỉ cho nhân dân nên nói ông nhân nghĩa khách quan đánh giá thì thật sự không đồng tình; còn với tào tháo thì bất trung vì cướp ngôi thì không nói rồi nhưng nếu giã sử trận xích bích mà tào thắng thì chắc sử sách không chê bai gì tào mà còn khen nữa vì ông biết dùng người và cũng lo phát triển đất nước). hay với tài dùng người và hiểu người thì sao không để tử long trấn giữ kinh châu, đúng là theo tác giả thì lượng chỉ đứng xa kính trọng quan.
        Tác phẩm thì vẫn chỉ là tác phẩm vì nó đã hư cấu đến 3/10 thực tế. một số hồi ký hay để nói nên tài năng của gia thì không có thật như thuyền cỏ mượn tên, không thành kế, cầu gió, hay làm lễ cầu sống lâu(chỉ mang tính siêu hình cá nhân) nên nói ông là nhà quân sự chính trị kiệt xuất chứ không nên thần thánh quá như trong tác phẩm. ông cũng được sánh ngang với tôn tẫn và cũng chỉ là người nên một số quyết định mấu chốt để thay đổi lịch sử thì ông lại không đưa ra được và vì thế mà nhà thục cũng không thống nhất được thiên hạ.
        Tác phẩm quá nghiêng về tài năng của lượng, quan, trương hay triệu mà không nói nhiều đến tài năng khác nên sẽ đánh giá khó khách quan được. tác phẩm chỉ không thay đổi được cái thực tế một số trận hay kết cục. theo tác phẩm cứ thích nhà thục hán thống nhất nên dể nhận thây tác phẩm rất hay nhưng thật.
        Thực tế nói lên các nhân vât lớn trong thời kỳ ai cũng lợi ích cá nhân mà không quan tâm tới bàn dân thiên hạ. lưu bị theo tôi là cá nhân nhất khi mang quân đi đánh tôn quyền làm thiệt hại mấy chục vạn quân dân phải chết một cách oan uổng. mà đã đánh thì như người điên vì thương xót quan trương chứ ai dè đánh mà lấy đất chuyển thành đất thục hán luôn tức giận nhưng có tính khá kỹ càng đúng là 1 cái tức giận của lưu bằng cả tính mạng của 80 vạn quân mà chính vì thế mới có lịch sử hay đến như vậy. nếu xét khách quan thì Nhà họ Tư mã lên ngôi hợp lòng người nhất. theo tôi thì người thông thái cũng muốn họ tư mã lên ngôi và tôi nghỉ vậy là đúng và họ tư mã lên ngôi như là một điều tâm linh thần bí xác lập như vậy ( người không nghỉ đến làm vua thì lại làm vua, người chỉ thích đam mê thì tình tiền lại vào như nước chảy quả là vi diệu)!

    • vu tuan hai

      Bạn tiêu phong đã thấm nhuần tư tưởng cổ của TQ rồi, bạn không có kiến giải gì mới về tâm lý con người nhất là những kẻ lãnh đạo trong thời loạn Tam quốc. Bản chất con người là lợi dụng, đố kỵ, tham lam bạn ạ.

    • Cthao

      ban hieu tuong doi ve anh hung tam quoc. con thang ngu kia viet tam bay chang hieu cai buoi gi dung la do than kinh

    • vu tuan

      qua hay ban Tieu Phong oi, minh cung co chung hoan toan suy nghi nhu ban

    • để người ” copy ” bài này thủ là hay rồi…

    • lệnh hồ xung

      Tiêu Phong phân tích thật chí tình chí lý , đặc biệt về Gia Cát Lượng và Quan Vũ.

    • Trần Mạnh

      Gửi bạn: cám ơn bạn vì những lời bình rất sâu sắc về Tam quốc mình cũng là môt người rất thích Tam quốc.Có thể bạn nói người viết có cái nhìn phiến diện về Quan Vũ là sai ,không bàn đến đúng sai nhưng đã nhận xét một con người đặc biệt trong một bối cảnh lịch sử thì cần nhìn bằng con mắt lịch sử chân thật ,tam quốc cũng là một giai đoạn lịch sử mang đậm màu sắc chính trị và chiến tranh . Quan Vũ không sai là được người đời tôn làm Thánh .Lý do vì đâu 1 ) Quan niệm truyền thống thuần phong kiến coi trọng nhân nghĩa -thứ mà thời đại tam quốc Lưu Bị áp dụng nhưng thực chất chỉ là giả thôi -đơn giản là giả -bởi hành động mới là thứ chứng minh tất cả 2) Người đời -những người sống trong thời đại phong kiến họ nhìn quan vũ bằng con mắt vốn dĩ đã yêu thích ông chứ không tìm hiểu liệu quan vũ là một con người LỊCH SỬ như thế nào ,đơn giản nhắc đến quan vũ vơi họ cái gì cũng tốt .Hãy có chính kiến riêng của mình
      Bài viết của ad theo mình phân tích về ý thức giai cấp rất sâu sắc ít nhiều cũng có ảnh hưởng tới quan niệm của các nhân vật trên .Bạn tieuphong nói việc Hoa dung đạo cũng có lý .Tuy nhiên điều đó cũng chưa chắc đã đúng .MÌnh xin nói thế này việc hoa dung đạo quan vũ tha tào tháo ngay cả Ngọa long cũng không thể tính toán chắc chắn được tào tháo sẽ chọn con đường nào bởi Ngọa long hay tào tháo đều là 2 cao thủ tinh thông binh pháp một người đường đường bát trận đồ một người là người đầu tiên chú giải Binh pháp tôn tử -cả 2 đều hiểu rất rõ hư thực thực hư nên đoán được ý nhau khi chọn 2 con đường trên rất khó .Con người lịch sử của Quan Vũ là một tướng lĩnh xuất trúng của Thục Hán với võ nghệ cao cường mối quan hệ với Lưu Bị xếp hàng cao nhất cao hơn cả Gia cát lượng tuy ông dũng cảm trung nghĩa nhưng ông kiêu ngạo ,tự cao dẫn đến thất thủ KInh Châu – nên nhớ việc này gắn liền với lịch sử ,quyết định đến lịch sử nên hãy nhìn bằng con mắt lịch sử .Bản thân mình có chủ kiến thế này công-tội của Quan Vũ khó mà định đoạt bởi Thục Hán do tình huynh đệ Lưu -Quan- Trương lập nên cũng vì nó mà khiến thục hán sau này bị diệt .Mất Kinh Châu mất một vùng đất vàng mất con đường vận lương sau này có nó có thể gia cát lượng có thể bắc phạt thành công không?

      CÒn một cái nữa Khổng Minh không hề nhu nhược khi cả nể quan vũ bởi ông quá hiểu mối quan hệ giữa giưa lưu bị và quan vũ ,trong lòng lưu bị quan vũ còn có vị trí cao hơn KM -các bạn cần dẫn chứng hãy đọc lại lịch sử nhé xem lưu bị dùng ai cho những quyết định quan trọng ,chức tước ra sao -và nhớ hãy nhìn = con mắt lịch sử chứ ko phải dựa vào ba cái tiểu thuyết lăng nhăng .Hơn nữa các bạn kỳ vọng quá nhiều vào sự haonf hảo của các nhân vật rồi không minh hay quan vũ đều là các nhân vật có THẬT và cũng là con người có tình cảm thông thường thôi .đó là bàn về họ nói thật có rất nhiều điều mình muốn nói nhưng dài quá .
      Nói về Tôn quyền hình như bạn tieuphong cũng đã nói quá khi nói đến 2 từ bất nhân bất nghĩa rồi -hãy xem hành động chứ đừng phán xét tôn quyền là ai chứ ? (cười) tuổi trẻ tài cao dựng nghiệp giang đông hơn nữa ông là một người rất có hiếu đừng vì cảm tình với thục hán mà quên mất xích bích năm nào ,nơi nào anh hùng xuất thiếu niên đánh bại cả 2 quân đội hùng mạnh gồm cả lưu bị lẫn tào tháo .Nói đến bội tín thì phải là lưu bị ko trả Kinh Châu mà như thế cũng có sao bởi lưu bị đang làm chính trị mà !!
      chỉ có một câu rất hay là : Cuộc thời Đông Hán chia làm 3 nước ,biết hỏi chi ai đúng ai sai đây ?

      • cháu ngưỡng mộ mấy bác quá, ai nói cũng rất hay,rất xứng làm bậc tiềm bối,riêng với tác giả của bài viết này cháu rất lấy làm ấn tượng dù rằng phong ngôn khẩu khí của bác không được mĩ miều điêu luyện như mấy bậc tiềm bối khác. nhất là 4 chữ ” con mắt lịch sử” . đặc biệt , bác rất am hiểu chính trị, đúng là đọc Tam Quốc phải đọc bằng tâm linh của người chính trị thì mới hiểu hết được cái thâm thúy của nó!

    • Nguyễn Thế Giỏi

      cảm ơn bài viết này

    • Nam

      Bai ban viet minh thay cung dung, nhung tam quoc dien nghia k dung hoan toan su thuc.
      Noi Chu Du, Bang Thong luon co y do ki tai nang Khong Minh, nhung dieu nguoc lai cung k sai dau. Thuc ra chinh Khong Minh cung rat do ki va so Bang Thong se chiem vi tri cua minh.
      Voi ca noi Quan Cong hon Trieu Tu Long va Truong Phi thi cung chua chac. Trieu Van biet minh biet nguoi lo xa con Truong Phi thi duoc cai luon het minh ma k kieu ngao, nhung pham chat ma Quan Vu k co. Suy ra cho cung, 2 nguoi kia chet sau, nen minh van cham diem cao hon Quan Vu.

    • Tam Quốc Diễn Nghĩa là Tiểu Thuyết không phải nói lên nhân vật lịch sử , tranh cãi đến chết cũng không hết chuyện , muốn nhìn nhận một con người phải nhìn nhận bằng những tài liệu lịch sử có độ tin cậy cao , chính xác. Nói ra thì dài dòng nhưng với những hiểu biết của tôi thì Quan Vũ không đẹp như những gì các bạn thấy đâu , tầm thường là đằng khác , ngay cả La Quán Trung khi viết tác phẩm này cũng đã thêm vào rất nhiều chi tiết mang tính chủ quan khác rất xa so với lịch sử có phần ưu ái một số nhân vật rất rõ nét , nếu nghiên cứu sâu sẽ thấy điều đó. Con người là con người và có tâm tư tình cảm là điều không tránh khỏi thế nên đừng mang nhân vật trong tiểu thuyết ra để xo sánh với nhân vật lịch sử rất khập khiễng. Không có lửa sao có khói , nhiều nhân vật khác như Triệu Tử Long , Hứa Chử , Điển Vi , hay Thái Sử Từ …có bị đem ra bàn luận đâu. Trong TQDN có rất nhiều nhân vật hư cấu và việc qua 5 ải chém 6 tướng của Quan Vũ là một ví dụ ( 6 tướng mà Quan Vũ chém trong TQDN đều là những nhân vật hư cấu ) vậy thì chắc chắn còn nhiều chi tiết liên quan đến Quan Vũ trong TQDN nữa là do tác giả hư cấu. Một nhân vât lịch sử phải được lịch sử chính thống ghi nhận chứ không phải do một bộ tiểu thuyết nhiều hư cấu. Sư thật là ngày nay người Trung Quốc càng ngày càng có những cái nhìn thay đổi chân thật hơn về nhân vật này , kéo theo đó là sự sùng bái , suy tôn , thần tương cũng giảm đi rõ rệt. Như Mao Trạch Đông tôn thờ thần tượng Tào Tháo chứ không phải là bất kỳ nhân vật nào khác trong TQDN đâu , vì sự thật đã kiểm trứng là nhân vật nay trong tiểu thuyết khác xa so với sự thật ngoài đời nhìn vào những người theo ông ta là rõ. Mình còn biết nhiều nhưng mỏi tay lắm , bạn nào thích đàm đạo có thể set up một buổi off mình chia sẻ cho , chỉ để trau dồi thôi , kiến thức là vô tận mà.

      • Tôi đồng ý hoàn toàn với quan điểm của bạn! Góc nhìn của Tiêu Phong chỉ đơn thuần là người đọc chuyện diễn giải những điều tác giả muốn truyền đạt. Trong khi tình tiết và các nhân vật đa phần là truyền miệng và thêu dệt (La Quán Trung là người tập hợp các câu chuyện dân gian và tập biên soạn thành cuốn “dã sử” Tam Quốc Diễn Nghĩa). Tôi đánh giá cao góc nhìn của chủ topic vì anh có óc phân tích đánh giá trên cơ sở biện chứng của cuộc sống hàng ngày. Nếu anh đang làm chủ doanh nghiệp thì tôi tin anh là người rất biết ứng dụng đắc nhân tâm vào trong kinh doanh…

    • tôn hạo vũ

      La Quán Trung mị cac ban roi!

    • thuy

      t rat thch cac noi cua tieu phong cam on ban da giup t hieu ve tam quoc

    • Thói đời thành công thì làm anh hùng, bại thì bị thiên hạ ném đá và Quang Vũ cũng không ngoại lệ. Việc trấn thủ Kinh Châu ngoài Quang Vũ ra thì biết giao ai, Trương-Triệu đều có tài cầm quân nhưng Kinh Châu không phải quân mà là một vùng đất. Cai quản và phát triển một vùng đất khác với cai quản vài vạn quân nhiều lắm.

      Thời đó, dưới trướng Lưu Bị chỉ có Quang Vũ là người được . . . quân Tào kính trọng nhất, vì ông có công “tha Tào Tháo và nhiều tướng lĩnh khác” ở Hoa Dung. Có quen biết thân tình với nhiều tướng lĩnh cấp cao của Tào Tháo. Ông trấn thủ ở đó sẽ giảm thiểu áp lực từ hướng Bắc, để Lưu Bị rảnh tay vào Quang Trung. Và ông làm điều đó rất tốt.

      Quang Vũ là người kêu ngạo nhưng việc mất Kinh Châu có phải do kiêu ngạo:
      1. Thời Tam Quốc Lục Tốn được xem là danh tướng kỳ tài mà QCL phải kiên nể, mấy ai thời đó (kể cả Tào Quân) có thể chống nổi mưu kế của Lục Tốn. bảo QV kêu ngạo mất Kinh Châu, mà kêu ngạo thì đã không xây Phong Hỏa Đài dầy đặc như vậy(khi phân tích nhiều bác “quên” điểm này). Và cái hay của Lục Tốn là vô hiệu hóa Phong Hỏa Đài, cao thủ đánh cờ thắng thua chỉ chênh nhau 1 nước, vậy thôi.

      2. Thằng uýnh lén thì có nhiều cửa ăn lắm, dù Quang Vũ đã đề phòng. Nhưng gặp danh tướng còn đi uýnh lén thì . . . QV potay.

      nên đừng nói ông chủ quan mất Kinh Châu, bảo ông thua kế Lục Tốn chính xác hơn.

      • Anh 5

        Theo tài liệu lịch sử ghi chép(cũng như tiểu thuyết) thì Lữ Mông không phải Lục Tốn bạn nhé. Lục Tốn trong trận chiến với Lưu Bị sau khi QV chết

    • ongtrum8744@gmail.com

      Quá hay, điều tôi biết và muốn nói ra thì bạn đã nói hết!!!!!

      • TAM HOAI

        Bạn Quang Vũ nói đúng mà. LỮ MÔNG là đại đô đốc, LỤC TỐN là phó đô đốc nhưng có trí tuệ phi thường. Để lấy lại Kinh Châu, Lục Tốn đưa ra kế kiêu binh: Tôn Quyền giả bộ xin kết thông gia với Quan Vũ để Quan Vũ tưởng Đông Ngô hèn. Sau đó LỮ MÔNG giả bệnh, cử LỤC TỐN cầm binh. Quan Vũ nghe tin cho rằng Lục Tốn là văn sĩ yếu ớt chẳng có tài gì nên mới có lệnh rút hết quân chi viện đánh PHÀN THÀNH, dẫn đến KINH Châu thất thủ. LỮ MÔNG kháng lệnh Tôn Quyền truy giết Quan Vũ vì nỗi hận kim cổ, bị Quan Vũ coi thường, khinh bỉ.

    • 1 lý do nữa tào không chết là do tào chưa đến số phải chết.Khổng Minh đã bói cho Tào 1 quẻ là số Tào chưa tận nên mới cho Quan Vũ trả món nợ ân tình đó

    • pTong tTần

      đầu tiên tui xin gọi bạn là bạn vì tui không biết bạn là ai. trước hết bạn đã đọc bao nhiêu lần tam quốc chí mà cả cái tên của quan vũ bạn cũng gọi sai là quan công, tìm khắp tam quốc chí cũng không có tên quan công, người ta thờ quan vũ là cái tín nghĩa chứ không vì cái nhân nghĩa, thứ nữa là khi ở trong quân ngụy được tào tháo đãi ngộ tốt để chiêu hàng có “quan vũ lên ngựa thưởng nén vàng xuống ngựa thưởng nén bạc” nên nta thờ quan vũ như thần tài. còn bạn nói là kẻ trí không phục kẻ trí là sai vì xuất thân của quan vũ là tầng lớp lao động chứ không phải trí thức. về việc quan vũ để mất kinh châu thì giờ các nhà nghiên cứu còn đang tranh luận có người thì nói khổng minh chấp nhận bỏ kinh châu mượn tay tôn quyền giết quan vũ. nói chung mọi chuyện giờ luận cho vui chứ tam quốc chí của la quán trung thì 7 phần thực 3 phần hư nên tui cũng chỉ bình loạn cho vui thui.

    • vãi cả tiêu phong, chú còn kém lắm, viết nhăng cuội. Vãi cả các cm ở dưới =]] riêng tam quốc chí của LQT nó đã là 1 cái nhìn phiến diện và thiên vị cho quân thục r. chú nói câu QV hơn TV là thấy nực cười r. trong 3quoc, 10 sự kiện lq đến TV ( triệu vân ) thì 9 điều thật còn 10 sự kiện lq đến QV là thêu dệt và gán công của ng khác vào=] về công trạng, uy dũng và mưu lược, QV kém xa TV. TV và TL ( trương liêu của ngụy ) là 2 tướng bách chiến bách thắng của tam quốc. thậm chí rất nhiều sử sách chép lại là giết QV là Bị và GCL, mượn tay TQ giết QV. đọc kỹ tam quốc cũng thấy rõ điều này chứ chưa cần nghiên cứu dữ diệu khác.đơn giản giữ QV chỉ có hại k có lợi. và xin nhấn cmn mạnh là chém hoa hùng, qua ải giết tướng, cạo xương, vvvvv đều là hư cấu của LQT để thần thánh hóa QV.

    • jrambo

      Trước hết các bạn đang nói về Quan Vân Trường theo quan điểm của quyển ‘Tam Quốc Chí- tiểu thuyết ‘ hay là theo sách lịch sử ? Nếu theo quan điểm Tam Quốc Chí thì Quan Vân Trường rất tuyệt vời , còn nếu đứng theo quan điểm lịch sử thì tôi xin trích nguyên văn của trang wikipedia về Quan Vân Trường (vì tôi không phải là sử gia hay nhà nghiên cứu nên chỉ xin lấy ý kiến của người khác – mong các bạn đừng chê cười ):” Các nhà sử học nhất trí đánh giá Quan Vũ là người vũ dũng nhưng kiêu ngạo, không chịu ở dưới người khác” .
      Thân .

    • hi.thuc su thi nhung gi chung ta biet ve tam quoc chua han da chuan xac,chi la tieu thuyet thoi,lich su bi that truyen qua nhieu,nhieu tinh tiet trong truyen bi hu cau len,thieu tinh thuc te,vay thi lam sao chung ta co the co cai nhin dung dan ve moi nhan vat duoc.hau the chung ta gio chi biet tin vao do ma hoc hoi,lay do lam bai hoc thoi.chu ban than minh ko tin vao nhung tinh tiet trong truyen tam quoc….lich su luon luon co nhung bi mat cua no ma co the mai mai chung ta ko the tim ra su that.va chung ta cung khong the biet dau la su that

    • khiem

      Bạn phía trên có quan điểm khá bênh vực quan vũ. Tôi đồng ý với bạn là trước khi Quan vũ được phong làm Hán Đình hầu qua năm ải chém 6 tướng gì đó rất rực rỡ, rất kiên trung, nhưng như thế chưa đủ. Thành công nhờ cái đầu chứ không phải trái tim và chân tay, cái mà Quan vũ còn thiếu là cái đầu biết lợi hại, biết tôn trọng người khác, tôi đã sôi máu khi Quan vũ nói là “Con gái ta con nhà hổ lại thèm gả cho con nhà chó à”, trên đời làm gì có hổ đi làm cave kéo xe^^. Nhờ có Lưu Bị “nhất nhân đắc đạo” mới có Quan Vũ “kê cẩu thăng thiên” mà đã ra oai. Tự cổ tự kiêu tự diệt. A di đà phật

    • Vạn đại quân sư gia cát lượng
      thống nhất sơn hà tư mã gia.
      Người việt ta chả ai thờ quan vũ cả. Tiêu phong có vẻ hủ nho,tàu khựa quá. Lại còn đạo diễn cảnh TÀO THÁO CHẮC CHẮN PHẢI SỐNG nữa. Hay bạn viết lại rồi tái bản đi nhé.

    • Hiệp PSTB

      Tiêu Phong phân tích thật đáng nể … bái phục

    • jingkhoa

      bai ohan bien hsy va sac

    • Không có Điêu Thuyền và chị em Nàng Kiều, tất cả điều vô nghĩa.

    • long

      thực sự thì quan công là một người khá là kiêu ngạo và nên khi tôn quyền có muốn gả con gái cho quan công thì ông đã ko chấp nhận và tỏ ra rất tức giận và muốn bổ đầu của ‘Gia cát cẩn như củ chuối’ mình thấy bài của tiêu phong rất hay.và đúng như là bài của tiêu phong mình cũng nghĩ gia cát lượng là người tài chí ông đã để cho quan vũ chặn đường hoa dung để cho tào thào không bị chết nhưng mà bên tôn quyền cũng có lí do để cho tào tháo sống bởi vì bên phương bắc k phải mỗi tào tháo bởi vẫn còn người thân tín và cận thần của ông ta chắc chắn sẽ coi tôn quyền như kẻ thù và tìm mọi cách tiêu diệt giang đông đầu tiên .CẢM ƠN BAN TIÊU PHONG VỀ BÀI VIẾT CỦA BẠN RẤT NHIỀU =))

    • Nguyễn Tùng

      Hay lắm, thứ 4 nữa là Khổng Minh muốn Quan Công ko giết Tào Tháo để với cái tội ấy, một tướng lĩnh phi phàm dưới trướng chủ công Lưu Bị, một người em thân thiết của chính chủ công mắc tội vẫn có thể bị nghiêm trị quân pháp, điều này rất cần cho việc huấn luyện tinh binh trong hàng ngũ quân Lưu Quan Trương lúc bấy giờ.

    • thao

      Qua la mot y kien hay chu tac gia cua bai viet nay kien thuc nong can tam nhin han hep ko nen trach phai nhin nhan ky van de nguoi dc ton th la THANH VO ma lai noi ong ta la the nay the kia ong ta luc sinh thoi cung la con nguoi chu dau phai than thanhma noi tom lai ban hay nhin lai sau lung minh xem con ban vo ban cha me ban co gao de an qua ngay hay chua

      kia chu minh nghi ban chua du tuoi de binh luan nay no ve mot ai do than 😁😁😈

    • Tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả

      Có lẽ tôi cũng đang phải cười rồi, vì thực tế Khổng Minh không giết Tào Tháo không phải bởi lẽ sợ Ngụy loạn thừa cơ cho Tôn Quyền đánh chiếm mở rộng lãnh thổ bởi Tháo có chết thì lại có người khác lên thay, tuy rằng thảm bại trận này nhưng thực lực Hứa Xương vẫn rất mạnh, hơn nữa Tào Tháo luôn e sợ Tư Mã Ý mà luôn kiềm chế người này, nếu Tháo chết sớm có lẽ Tào Phi lên thay trọng dung Mã Ý chưa biết chừng Ngụy còn mạnh hơn, vậy lý do gì để Khổng Minh phải thả Tào Tháo trong trận này, đó là bởi vì nếu giết Tháo, có nguy cơ rất lớn Tào Phi sẽ ôm hận với Thục, trong thế Thục-Ngô đang phải liên thủ đồng thời ko ai muốn chịu thiệt, Khổng Minh không thể để Hứa Xương coi mình là kẻ phải bị diệt đầu tiên, giết Tào Tháo một mối nguy cơ Tào Phi dẫn quân báo thù là trước mắt. Tuy nhiên theo phân tích là như vậy nhưng trong truyện có đoạn, Lượng xem thiên văn và thấy vận của Tháo chưa hết, cũng có thể là 1 lý do, bởi theo nhiều sử sách ghi chép Gia Cát Lượng là 1 nhà tiên tri rất giỏi, giỏi đến cỡ ông có thể tiên tri cả sự diệt vong của nhà Thanh và sự ra đời của nhà nước dân chủ chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc và nhiều tiên tri nổi tiếng khác các bạn có thể tìm trên google.
      Thân ái!

    • Son

      Tuyệt vời! Bạn đã nói được điều mình muốn nói mà không biết cách diễn đạt khi đọc bài viết trên! Đúng là tất cả họ đều là con người, nhưng nhân cách của QV đã vượt lên tất cả thành một vị thánh! Cảm ơn bạn!

    • LINHvu

      T thich comment cua ban

  2. dongta

    Toi khong the danh tieng Viet duoc vi may toi khong co cai software tieng Viet. Tuy nhien toi hieu moi nguoi co the doc duoc nhung gi toi viet. Toi chi muon thao luan mot y kien nho o Hoa Dung ma thoi. Toi rat dong tinh voi Tieu Phong nhung noi cho cung muon giet Tao Thao khong phai don gian. Tuy quan Tao con lai tan binh, nhung cac ban dung quen rang se co vo so nguoi lieu than bao ve Tao Thao. Ben canh do, Quan Van Truong chua chac gi dich lai nhung tuong lanh ben canh Tao Thao. Noi cho cung, du cho Quan Vu co phan thang the, tuong lanh cua Tao cung du suc bao ve cho Tao tau thoat ma thoi. Khong Minh biet tanh tinh cua Quan Vu an oan phan minh, tha cho Tao Thao ngoai cai no an tinh, Tao cung biet cai on ma e de quan Thuc.

    • camninh

      dongta nói đúng.do tác giả hơi nghiêng về nhà hán.ngô hay ngụy cũng điều có tướng tài.điển hình như :từ hoảng,trương liêu,hứa chữ,nhạc tiến vv…chẳng lẽ không địch nổi quan vũ ,tôi cũng yêu thục.nhưng sự thật là vậy.

      • Quan Vu

        co cac ban moi noi khong dung.Quan Vu, Trieu Tu Long, Truong Phi deu co tien trong tung tran danh.Quan Vu qua 5 ai chem 6 tuong,Trieu Tu Long o truong bach ba, Truong Phi o cau truong ban.cac tuonh cua nguy va ngo so sanh sao noi

      • tôi đề nghị bạn Quan Vu đọc lại Tam Quốc,đành rằng nếu cả Quan,Trương,Triệu cùng có mặt tại lối Hoa Dung thì chắc chắn Tào Tháo khó toàn mạng,nhưng sự thật thì chỉ có Quan Vũ mai phục lối đó thôi.Trong khi Tào Tháo kéo tàn quân chạy vẫn có Hứa Chữ,Trương Liêu,Từ Hoảng với anh em Hạ Hầu chạy theo mà.1 mình Quan Vũ sao chấp đc 5 tướng.Mà tôi thấy Quan Vũ qua 5 quan chém 6 tướng thì cũng toàn tướng cùi bắp cả,chĩ có lúc Quan Vũ chém Nhan Lương,Văn Sú là thấy hay thôi.

    • Nguỵ diên

      Tôi thấy bạn chả hiểu gì hay đúng hơn ko xứng đáng để vào đây bình loạn..nói bạn thông nhé gcl ko muốn giết tào vì lý do gì tôi ko bàn tới.nếu gcl muốn tào phải chết thì đã ko cử qv đi đón đường tào tháo mà cử tướng khác đi vì sao thì ai cũng biết. Còn nữa thế trận này gcl bày ra tào mắc phải bị mai phục sẵn thì cho dù 100 tướng lĩnh của tào giỏi hơn qv vũ cũng chết đứng thôi lúc đó mà liều mình cuu chủ..tỉnh ngủ chưa…..?

  3. Lê Việt Hùng

    gửi các bạn
    tôi xin mao muội có lời bàn về chuyện này như sau
    tôi rất đồng ý với bạn dongta, chúng ta phải nhìn sự việc trên phương diện chính trị, còn vấn đề đối xử, yêu ghét hay trọng dụng ai ko wan trọng, miễn là đạt được mục đích của mình. Chính trị là như vậy đó.
    Quan Vũ là một anh hùng, “vừng hồng sáng mãi dạ Quan Công” và đến nay vẫn được gọi là Thánh, ta phải công nhận điều đó, ko phải bàn nữa. Nhưng ta phải ghi nhận điều này, Khổng Minh ko ưa gì Quan Vũ, mấu chốt ở đây là Quan Vũ qua tự phụ, và không thể có tầm nhìn chiến lược và chiến thuật trong việc thống nhất thiên hạ như Khổng Minh ệnêđược, đương nhiên vì nếu Quan Vũ cũng như Khổng Minh thì làm gì có chuyện Lưu Bị “Tam cố thảo lư”, mà lại đi ngược lại với chủ trương của Khổng Minh đã đề ra và đã được Lưu Bị và thống nhất thực hiện. Chủ trương đó là ” Bắc cự Tào Tháo, đông hoà Tôn Quyền”. Phải nói rằng chủ trương này thật là cao siêu, vì sao : xin thưa vì lực lượng của Lưu Bị lúc đó ko sao lại được với hai nhà kia, nếu cứ như Quan Vũ chỉ ưa dùng sức mạnh thì sẽ bại vong chắc chắn, phải có thời gian để xây dựng lực lượng đủ mạnh để chia 3 thiên hạ đã, rồi mới tính được thiên hạ. Khổng Minh thật là biết mình biết người.
    Trong trận chiến Xích Bích, bỏ qua chuyện Hoa Dung đạo, vì dù sao cũng mang ít nhiều tính truyền thuyết, nhưng ta phải ghi nhận điều này : Khổng Minh có thể dùng mưu để giết chết Tào Tháo, nhưng ko làm như vậy,tại sao? Tào Tháo phải sống, để làm một lực lượng đối trọng với Tôn Quyền, vì chí Tôn Quyền ko hề nhỏ. Đông Ngô đại thắng trận Xích Bích, nếu ko còn Tào Tháo ai sẽ là người kiềm chế Tôn Quyền thống nhất thiên hạ? Tào Tháo sống, Đông Ngô ko dám manh động mà vẫn phải đề phòng, khi đó thì Khổng Minh mới có cơ hội lấy Kinh Châu, Tây Xuyên, Ích Châu… và hình thành thế chân vạc được. Chủ trương chia 3 thiên hạ Khổng Minh nhất định phải làm được. Chúng ta nên nhớ rằng kế này còn được Khổng Minh dùng 1 lần nữa mà ko ai biết được, đó là khi Khổng Minh tha cho Lục Tốn ở ” Bát đồ trận “. Nếu giết Lục Tốn thì chỉ trả thù được cho Lưu Bị và đại quân Thục. nhưng Lục Tốn chết thì lấy ai chống Tào Phi đang cử 3 đạo quân sang Ngô. Ngô mà mất thì Thục cũng mất nốt. Kỳ mưu này của Khổng Minh thật là tuyệt diệu, vừa ngăn được quân Ngô truy sát quân Thục, vừa mượn quân Ngô phá quân Nguỵ, mà Khổng Minh chẳng tốn tên lính nào, chỉ nhờ trận thạch đá. Các bạn có đồng ý với tôi rằng đây là một mặt trận mà không có mặt trận, từ trước đến nay chưa ai làm được. Vì nếu có người thứ hai làm được thì Khồng Minh đâu có được gọi là “vạn đại quân sư”
    Nhưng tôi nhận xét như thế này : Khổng Minh cũng chỉ là người, nên có những sai lầm. Để Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu là sai lầm lớn nhất. Biết được Quan Vũ đi ngược lại với chủ trương của mình, nhưng vì nể nang Lưu Bị mà đành phải để Quan Vũ trấn giữ và chủ quan không đề phòng Đông Ngô khi hay tin Quan Vũ thắng liên tiếp ở Phàm Trì, nhấn chìm 7 đạo quân Tào, chém chết Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm để Lã Mông đấnh úp lấy Kinh Châu. Lỗi lớn ở Quan Vũ, nhưng tội Khổng Minh cũng ko nhỏ. Mất Kinh Châu thì việc thống nhất thiên hạ quả là vô cùng khó khăn so với thực lực của quân Thục, và về sau Khổng Minh ko tròn được ước nguyện, thật đáng tiếc lắm thay!

    • nguyễn đình tá

      theo em bác phân tích còn thiếu một điểm đó là Quan Vũ rất giỏi, chính trực. nhiệm vụ ở Kinh Châu nếu không để Quan Vũ gánh vác thì có thể là ai ? Quan Vũ là người không thể mua chuộc, khả năng ứng biến kiêm võ nghệ đều giỏi đúng không các bác?

      • camninh

        bạn nói đúng phi quan vũ không ai đảm nổi việc này.giang sơn dễ đổi bản tánh khó vời.tuy hơi ngạo mạn.nhưng người có tài thì thường như vậy.nếu không khổng minh cũng chẳng dám giao trọng trách

      • nguyenmanhthang

        xin lỗi bạn, nhưng mình thấy người có khả năng thay quan vũ làm chủ kinh châu chỉ có Triệu Tử Long, Ông là người văn võ toàn tài, lại không kiêu ngạo như QV. Nếu ngay từ đầu GCL giao cho TV thì có khi thục đã thống nhất duoc giang son rồi. TTL theo mình mới xúng đáng là người đứng đầu ngũ hổ tướng.

      • Trần Mạnh

        Một tướng lĩnh giỏi trước hết phải không bại đã .Quan Vũ trấn thủ kinh châu là quyết định của lưu bị ko phải của khổng minh .Đồng tình với bạn quan vũ chính trực giỏi võ cũng có mưu lược như ở trận phàn thành nhưng chút mưu lược đó nêu đem so với bản tính kiêu ngạo của ông ta thì chẳng đáng – kiêu ngạo theo như đúng lời khổng minh nói thì là đại kỵ của một tướng quân -sẽ đem 3 quân đi vào chỗ chết -quả đúng như vậy Kinh châu thất thủ dẫn đến việc lưu bị đem quân đi báo thù lại bị Lục Tốn đánh bại binh mã tích lũy bao năm tiêu tan -há không phải từ cái họa KInh Châu từ Quan vũ sao –vì sao lưu bị giao kinh châu cho quan vũ vì quan vũ còn xếp cao hơn khổng minh ở trong lòng lưu bị -điều này đã được chứng minh qua việc lưu bị mang quân báo thù cho quan vũ -một việc tư mà ít nhiều lưu bị cũng quá hiểu ko nên .Khi lấy tây xuyên lưu bị cũng không đem theo gia cát lượng đánh hán trung cũng cần pháp chính mà ko hỏi gia cát thực ra mối quan hệ chính trị rất phức tạp không đơn thuần như cá và nước đâu mối quan hệ thực quân thần này các bạn nên đọc sử kỹ mới thấy được đặc biệt tôi rất đồng tình về cách nhìn nhận rất lịch sử của bạn LÊ VIỆT HÙNG .
        Có thể thấy nói về THỤC HÁN các bạn rất hào hứng qua đó cũng đủ thấy con người thường muốn nghe cái mà họ muốn chứ ko muốn nghe cái được gọi sự thật lịch sử đầy thực tiễn đầy chân thật .
        Tào Tháo sao ko thấy ai nhắc đến nhỉ ,các danh tướng của tào tháo tài năng còn chẳng hề thua kém nếu ko muốn nói hơn xa quan vũ : Trương Liêu ,Hứa Chử .Thậm chí trương phi còn xứng đáng một danh tướng tài năng hơn nhị ca của ông .Thật bất công khi tô vẽ cái hình tượng vốn không chân thật của quan vũ qua nhiều năm lịch sử vậy : chém Hoa hùng là do tôn kiên làm ,qua 5 ẢI CHÉM 6 TƯỚNG VÔ LÝ về mặt địa lý ,chém NHAN LƯƠNG DO nhan lương không đề phòng .

    • Tôi tán thành ý kiến của 2 bạn tác giả và Lê Việt Hùng.Xin mạo muội dẫn thêm vài luận cứ.Lúc Lã Mông đề nghị hòa hiếu,Quan Vũ không đồng ý,lúc Đông Ngô cử Lục Tốn lên thay thì Quan Vũ xem thường,mất Kinh Châu là điều không thể tránh khỏi.Cứ thế mà suy thì đủ thấy Quan quá tự phụ.Tôi xin trích câu nói của Quan khi nghe tin đc Lưu Bị Phong làm đứng đầu Ngũ Hổ tướng:”Dực Đức là em ta,Mã Mạnh Khởi dòng dõi thế gia.Tử Long theo anh ta đã lâu,thì cũng như anh em ta.Ba người ấy cùng hàng với ta đã đành,còn như Hoàng Trung là anh nào mà cũng dám ngang hàng với ta.Đại trượng phu lại thèm ngang hàng với 1 tên lính già à “.Thứ nhất,Mã Siêu là dòng dõi của Mã Viện từ thời Hán Quang Vũ đế(ông này đem quân đánh Hai bà Trưng nè ),tức là đã nhiều đời làm quan,có tước vị.Quan Vũ từ 1 anh đẩy xe đc Lưu Bị phong cho tước vị mà cũng tự so với Mã Siêu,có kiêu quá không ???.Lão tướng Hoàng Trung theo Lưu Bị vào Tây xuyên,đánh trận lập công,Lưu Bị lấy đc đất Thục và Hán Trung cũng phần lớn là công của Hoàng Trung.Hoàng Trung chém Hạ Hầu Uyên,lấy đc núi Định Quân,khiến quân Tào thiếu lương,để đến nỗi bị quân Thục phá tan,Tào Tháo thì bị Ngụy Diên bắn gãy 2 răng.Còn Quan Vũ,ngồi giữ Kinh Châu không xong.Trước khi Gia Cát vào Xuyên có dặn nếu muốn giữ đc Kinh Châu thì phải”Bắc cự Tào Tháo,Đông hòa Tôn Quyền” nhưng Quan Vũ cậy khỏe,đâu có làm theo lời dặn của quân sư.Thêm nữa,lúc Vu Cấm đến giải vây Phàn Thành có giao chiến với Quan Vũ,Quan có thắng đc Vu đâu.Vậy mà lúc nào cũng tự phụ.Khinh thường Lục Tốn là “ranh con miệng còn hôi sữa”,cuối cùng bị mưu của Lục Tốn bày cho Lã Mông mà đến nỗi đầu một nơi,mình 1 nẻo như thế.Mất Kinh châu vào tay Đông Ngô,để Đông Ngô độc quyền 1 dải Trường giang,Tôn Quyền sau này xưng đế hiệu,chẳng phải lỗi tự Quan với Lưu Bị sao.Lưu Bị dung túng cho ông em mình nên bản thân mất Kinh châu,làm sao còn khôi phục lại đc nhà Hán nữa.Không thể trách Khổng Minh đc.Khổng Minh tuy là quân sư nhưng với Lưu Bị thì vẫn là người sơ,không thân đc như Quan Vũ,làm sao trị nổi ông râu dài “mục hạ vô nhân”.Có thể về đánh nhau thì Quan bá đạo,nhưng về cầm quân,chỉ huy thì Quan còn thua Trương,Triệu,Mã,Hoàng nhiều.
      Trên đây là vài ý kiến cá nhân.”múa rìu qua mắt thợ”,mong a e đừng chấp.

    • leeviethung

      Chào ban!
      Mình không nghĩ như bạn khi nói sai lầm của Khổng Minh là để Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu. Bởi việc Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu không phải là dụng ý của Khổng Minh đâu mà là của Lưu Bị đấy. Kinh Châu có địa thế chiến lược quan trọng như vậy thì không thể để cho người ngoài trấn thủ được, nhất là trong thời kỳ chiến loạn, quân chủ chuyên chế như thế.
      Theo mình nghĩ Khổng Minh muốn Kinh Châu phải do Triệu Vân trấn thủ kia.Nhưng Khổng Minh là người rất hiểu ý chủ nên chiều lòng vậy thôi và đấy cũng là cái lẽ của kẻ bề tôi.

      • phú võ!

        tôi đống ý với bạn để triệu vân trấn thủ kinh châu thì kinh châu khó thất thủ và lịch sử có thể thay đổi.vậy tại sao khổng minh không khuyên lưu bị đi chứ.chắc chắn lưu bị sẽ nghe lời. nói chung khổng minh chỉ muốn tôn trọng quan vũ ở xa thôi chứ k muốn gần vì khó bảo. và khổng minh cung là người nên không biết trc được tương lai nên kinh châu mới thất thủ

  4. Denny

    Toi rat kham phuc kien thuc ve lich su va nhung nhan xet rat cao minh cua bak Tieu Phong. Mong co dip duoc chi giao nhieu hon

    Brgrds. Denny

    • louisnguyen27

      @Denny:
      Bạn có chỗ chưa đúng: kiến thức là kiến thức văn học chứ không phải là kiến thức lịch sử.

      • Nguyễn Huệ

        sao lại gọi là văn học trong khi nó là lịch sử của người Tàu đâu phải là một bài văn của VN đâu?

      • Administrator

        Chính xác là đã có một khoảng thời gian “Tam Quốc” trong lịch sử Trung QUốc. Tuy nhiên, cái mà chúng ta tiếp cận là tác phẩm được viết lại bởi La Quán Trung, ông đã thêm vào những sự việc không có thật để câu chuyện thêm phần sinh động và phong phú. Đây là một cuốn tiểu thuyết sử thi.
        http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Qu%E1%BB%91c_Di%E1%BB%85n_Ngh%C4%A9a
        Cách thêm vào những tình tiết này được nhiều nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc thêm vào để mọi thứ đột nhiên trở nên logic và dễ tiếp nhận. Cũng như cái cách mà Kim Dung sáng tác ra Lộc Đỉnh Ký vậy…
        Có những việc rất bình thường lại được La Quán Trung phóng đại lên một cách to lớn thậm chí là siêu nhiên để hấp dẫn độc giả mọi thời đại… Và việc ai, trao đổi như thế nào nói chuyện ra làm sao, hành vi cử chỉ như thế nào, thì hoàn toàn là từ trí tưởng tượng phong phú của La Quán Trung đi đến tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa…

  5. Nelson nguyen

    tôi rất khăm phục sự hiểu biết về văn học của louisnguyen27 nhưng tôi chắc hẳn bạn đã đọc Tam Quốc Chí rất nhiều lần. Nhưng tôi co chổ kho tán thành về suy nghĩa của bạn về Quan Vũ. Vì nếu ông la một người có tin lổ mảng quá đáng thì ông không thể nào lặp được nhiều kì công và được nhân dân tôn thờ. Nhưng có thể nói chung là các quan điểm của bạn khác giống những đọc giả khác.

    • louisnguyen27

      Đây không phải là bài viết của tôi. Tôi chỉ thấy hay nên post chia sẻ cho mọi người thôi.

    • phú võ!

      Qv tha cho tào tháo. cảm nhận ân đức tào tháo lập đền thờ đầu tiên. nhà ngụy nắm quyền thì nhiều nơi cũng theo tào lập đền thờ chứng tỏ với tào tháo. nhằm để được tào tháo ban ân đức thì sao.thứ nữa là hình dáng quan vũ uy nghi lẩm liệt, mặt đỏ như thần nên tâm linh và thứ tiếp là quan vũ cũng giúp dân đánh kẻ hay bắt nạt lúc hàn vi nhưng không nhiều. nói chung theo tôi nghỉ quan vũ không cống hiến nhiều cho dân, lợi cho dân quá nhỏ để đc tôn thờ như vậy. so với các bậc tôn thờ hiện nay thì quả không đáng.và hiện tại thế hệ trẻ trung quốc khi hiểu cống hiến của quan vũ thì họ càng ngày mất dần đi cái thần thánh đó!

  6. tran chau

    Bạn tieu-phong giỏi quá. Mình rất thích tìm hiểu lịch sử Trung Quốc nhưng nhiều khi thắc mắc mà k biết hỏi ai. Cái mình thắc mắc nhiều năm nay cuối cùng dc bạn giải đáp. Vì mình chỉ giải nghĩa dc 1 ít thôi. Cảm ơn bạn lắm lắm.

    • nguyễn đình tá

      bạn hơn mình rồi, mình chỉ biết đọc của ai đó bình luận tuy nhiên “nhạt phèo” chẳng có chi hay. nhưng qua trang này thật là mở mang kiến thức, các bác có tin gì gửi cho em với em cũng rất thích Lịch Sử Trung Quốc bởi sự tinh hoa tuyệt vời của nó. cảm ơn Web cùng mọi người, chúc mạnh khỏe và tinh tấn.

  7. Le Van

    Trong trận chiến Xích Bích, bỏ qua chuyện Hoa Dung đạo, vì dù sao cũng mang ít nhiều tính truyền thuyết, nhưng ta phải ghi nhận điều này : Khổng Minh có thể dùng mưu để giết chết Tào Tháo, nhưng ko làm như vậy,tại sao? Tào Tháo phải sống, để làm một lực lượng đối trọng với Tôn Quyền, vì chí Tôn Quyền ko hề nhỏ. Đông Ngô đại thắng trận Xích Bích, nếu ko còn Tào Tháo ai sẽ là người kiềm chế Tôn Quyền thống nhất thiên hạ? Tào Tháo sống, Đông Ngô ko dám manh động mà vẫn phải đề phòng, khi đó thì Khổng Minh mới có cơ hội lấy Kinh Châu, Tây Xuyên, Ích Châu… và hình thành thế chân vạc được. Chủ trương chia 3 thiên hạ Khổng Minh nhất định phải làm được. Chúng ta nên nhớ rằng kế này còn được Khổng Minh dùng 1 lần nữa mà ko ai biết được, đó là khi Khổng Minh tha cho Lục Tốn ở ” Bát đồ trận “. Nếu giết Lục Tốn thì chỉ trả thù được cho Lưu Bị và đại quân Thục. nhưng Lục Tốn chết thì lấy ai chống Tào Phi đang cử 3 đạo quân sang Ngô. Ngô mà mất thì Thục cũng mất nốt. Kỳ mưu này của Khổng Minh thật là tuyệt diệu, vừa ngăn được quân Ngô truy sát quân Thục, vừa mượn quân Ngô phá quân Nguỵ, mà Khổng Minh chẳng tốn tên lính nào, chỉ nhờ trận thạch đá. Các bạn có đồng ý với tôi rằng đây là một mặt trận mà không có mặt trận, từ trước

  8. Lê Hữu Minh Chí

    Gửi các bạn
    Tôi xin đóng góp một vài ý kiến của mình như sau:
    Trước hết chúng ta không nên nhầm lẫn con người của Quan Vân Trường trong tác phẩm Tam Quốc Chí với con người Vân Trường ngoài đời thực do các nhà sử học viết lại. Đây là con người đủ hỉ nộ ái ố, tham sân si ,phạm đủ các giới như rượu, sát giới, sắc dục…
    Thứ hai,Quan Công ngay tại Trung quốc đến đời Thanh mới được xưng tôn quá mức. Đời Thanh do vua Khang Hy (hoặc một vua gần ông này) quá hâm mộ chuyện Tam quốc chí nên đã tôn nhân vật Quan Vân Trường lên làm đế. Rồi vua Khang Hy đã ra lệnh xây một loạt đền thờ, miếu thờ Quan Công cũng như sai dựng tượng Quan Cộng để tôn thờ. Chính nhờ điều này mà Quan Công đã trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết.
    Trở lại với chuyện Tam quốc. Đây là một câu chuyện hư cấu của La Quán Trung dựa trên những tư liệu có thật. Hình tượng Quan Công được trí tưởng tượng của La Quán Trung phóng đại trên nền tảng của tư duy điển cố của Trung quốc. Tư duy điển cố là kiểu tư duy đưa một câu chuyện, một nhân vật có chút công trạng hay tiếng tăm nào đó trở thành những bài học mẫu như trong sách giáo khoa.Có thể vì điều này mà nhiều người có cách nhìn thiên lệch về nhân vật lịch sử này; chúng ta hãy nhìn nhận, đánh giá trên góc độ lịch sử không nên tôn thờ quá mức như một vị Thánh

  9. GIA CÁT GÀN

    Chào các bạn !
    Tôi xin được trao đổi với Lê Hữu Minh Chí.
    Đúng trước hết cần biết đâu là QUan Vân Trường hư cấu và QUan Vân Trường đời thường. Tuy nhiên, LA QUán Trung viết Tam Quốc Diễn Nghĩa trước đời nhà Thanh ( Thời Minh) đã rất ca tụng Quan Vũ ( ?) như vậy rõ ràng Quan Vũ được nhân dân Trung Quốc ca tụng, tôn sùng không phải nhờ La Quán Trung cũng không phải do Khang Hy ?
    Quan Vũ đời thường cũng có thể có những điểm yếu, những ” thói hư tật xấu” nhưng rõ ràng tinh thần và võ công của QUan Vũ rất đáng được kính trọng. Việc chém Nhan Lương, Văn Sú, quá ngũ quan trảm lục tướng, đơn đao phó hội, cạo xương chữa thuốc, thủy chiến Bàng Đức… không thể phủ nhận.
    Đương nhiên, Quan Vũ là một con người, chứ không phải ông Thánh.

    • nguyễn đình tá

      tuyệt! tiểu tử nghĩ trên đời không có thứ gì vẹn toàn hay hoàn hảo cả mà chỉ là tương đối, tuy nhiên trong bối cảnh đó người ta làm được thì được suy tôn là thánh, là mẫu mực.
      tiểu tử thấy tiếc là ông La Quán Trung “chết” rồi, giá mà chúng ta được hỏi đôi lời. nhưng dù sao chúng ta đã học.
      Cảm ơn các bác! bao năm nay em như mò mẫm bây giừ nghe các bác phân tích sưởng thật, hay thật.

    • Trần Mạnh

      Quan Vũ không sai là được người đời tôn làm Thánh .Lý do vì đâu 1 ) Quan niệm truyền thống thuần phong kiến coi trọng nhân nghĩa -thứ mà thời đại tam quốc Lưu Bị áp dụng nhưng thực chất chỉ là giả thôi -đơn giản là giả -bởi hành động mới là thứ chứng minh tất cả 2) Người đời -những người sống trong thời đại phong kiến họ nhìn quan vũ bằng con mắt vốn dĩ đã yêu thích ông chứ không tìm hiểu liệu quan vũ là một con người LỊCH SỬ như thế nào ,đơn giản nhắc đến quan vũ vơi họ cái gì cũng tốt .Hãy có chính kiến riêng của mình
      Càn long tôn thờ Quan Công là mục đích chính trị rất rõ ràng ,bạn đã nghe câu PHẢN THANH PHỤC MINH chưa coi trọng quan vũ-một người HÁN là một quân bài cho thấy sự tôn trọng của một ông vua người mãn châu-thực chất là người HÁn đối với dân tộc hán nhằm hàn gắn mỗi quan hệ rạn nứt này .Tuy nhiên Càn Long lại nói Quan vũ đi theo bảo vệ ông là một nước đôi dù cho quan vũ có là thánh của người HÁn thì ông ta vẫn phải đi theo bảo vệ cho CÀN LONG-HOÀNG ĐẾ ĐÍCH THỰC LÚC ĐÓ

  10. NAD

    Ng` đc Minh tin dùng nhất là Triệu Vân chứ đâu phải Vũ hay Phi nhỉ 😀

  11. manh.com

    chug ta neu nhin nhan su viec ma ko dat chung trong cac moi quan he voi su viec khac co ngia la chung ta lac vao sieu hinh mat cac ban ah.dieu do rat de dua ra nhung nhan xet chu quan.

  12. trước kia em cũng ko thich Tam Quốc chí cho lắm. nhưng thỉnh thoảng nghe ông kể chuyện Tam Quốc chí , em thấy phục cái tài của Khổng Minh, phục cái lòng của Quan Vũ, cái Nhân của Lưu Bị, cái dũng của Triệu Tử Long… và cũng do tò mò nên em đã tìm hiểu. sẵn đang học quân sự ở trung tâm GDQP, em đã dùng điện thoại để đọc. do có quá nhiều người post bài nên mỗi người viết 1 kiểu, chả biết ai đúng cả, có cả những đoạn thiếu nhiều chi tiết mà em đã nghe ông em kể.Vả lại, do thời gian ko cho phép ( có gần 30 ngày, ban ngày phải hoc, ban đêm phải tập ) nên em đọc cũng chưa đc kĩ cho lắm và hay nhầm lẫn các tên nhân vật với nhau 😛 . nay em đọc các bài viết của các anh thì em đã bổ sung đc thêm 1 số kiến thức về thiên truyện này. anh nào có thời gian rảnh thì mail cho em nhé. mình cùng nhau bình luận. vậy ha.

  13. Lê Hữu Minh Chí

    Tôi xin lỗi các bạn vì đã lạc chủ đề, nhưng Gia Cát Gàn đồng ý gợi nhắc đến vấn đề con người Quan Vũ thực tế và Quan Vũ trong tiểu thuyết, nay tôi xin trao đổi với Gia Cát Gàn như sau:
    Cuối đời Nguyên đầu đời Minh, nhà tiểu thuyết La Quán Trung đã viết bộ Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa chính, viết theo phương pháp bảy thực ba hư nhằm làm nổi bật lên một cách rõ ràng, mãnh liệt, xu hướng tính văn học là yêu Lưu Bị, ghét Tào Tháo, hướng về nước Thục chống lại nước Ngụy trong toàn cuốn sách.
    Việc một La Quán Trung ca tụng Quan Vũ chẳng thể khẳng định nhân dân Trung Quốc thời đó ca tụng, tôn sùng Quan Vũ từ trước khi có tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, mà chính những sự hư cấu hoàn toàn sai lệch so với lịch sử liên quan đến Quan Vũ góp phần nhằm làm nổi bật lên một cách rõ ràng, mãnh liệt, xu hướng tính văn học là yêu Lưu Bị, ghét Tào Tháo, hướng về nước Thục chống lại nước Ngụy.
    Có thể lấy ví dụ một vài chi tiết liên quan đến Quan Vũ hoàn toàn không có thực trong lịch sử đã được nhiều học giả Trung Quốc nêu ra:
    1. Quan Vũ hiển thánh ở Ngọc Toàn
    2. Quan Vũ đốt đuốc ngồi suốt đêm trước cửa buồng hai Cam, My phu nhân
    3. Ba anh em Lưu Bị cũng không tham dự đánh Đổng Trác và do đó sự kiện “Tam anh chiến Lã Bố” ở Hổ Lao là không có thực
    4. Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng – bộ tướng của Đổng Trác – là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông
    5. Quan Vũ “qua 5 ải chém 6 tướng” sau khi chia tay Tào Tháo trước trận Quan Độ, trong đó có tướng Sái Dương. Thực ra không có việc qua ải chém tướng của Quan Vũ và Sái Dương bị giết ở trận Nhữ Nam (xảy ra sau trận Quan Độ)
    …Qua đây có thể nhận thấy một điều nhân dân Trung Quốc tôn sùng, ca tụng con người Quan Vũ trong tiểu thuyết của La Quán Trung chứ không phải con người thực của ông ta; còn về việc Khang Hy tôn sùng Quan Vũ trong tiểu thuyết là hoàn toàn có thực xin để Gia Cát Gàn tự tìm hiểu

  14. GIA CÁT GÀN

    Chào các bạn.

    Xin trao đổi với Lê Hữu Minh Chí thế này:
    Những điều mà bạn nêu ra tôi đọc cũng đã nhiều. Có điều này xin nói lại. Bạn có nhớ chuyện chiếc xe tăng đâm vào cổng dinh Độc Lập không ? Chuyện mới ngay đây mà sách lịch sử còn sai lè lẻ. Vậy các ông học giả Trung Quốc có sống vào thời Vân Trường sống không ? Hơn nữa những điều các ông ấy nói cũng chẳng có gì minh chứng, biết đâu chẳng mang ý nghĩ cá nhân ?

    Có một khuynh hướng xét lại lịch sử, nói ngược lại những điều trước đây người ta nói. Chẳng hạn ở Việt Nam, mới gần đây có Hội thảo về triểu Nguyễn, nhiều người quay ngược vấn đề 180 độ ?
    Tôi nhỏ bé và bạn cũng thế, chuyện đời nay còn chẳng tỏ hết huống hồ chuyện ngày xưa ?
    Quan Vân Trường không thể hiển hách như trong Tam Quốc diễn nghĩa, KHổng Minh cũng vậy, Tào Tháo cũng thế. Nhưng ít nhất họ cũng được người đời sau tôn sùng và đến tận bây giờ còn tranh cãi.
    Thế còn chúng ta ? làm được gì hay chỉ tranh cãi lăng nhăng ? Con đã bớt khổ chưa ? Vợ đã sung sướng chưa ? Công việc đã hoàn thành chưa ? Xã hội thế nào.
    Lê Hữu Minh Chí nên xem lại lịch sử xem trước khi La Quán Trung viết thì Quan Vũ có được thờ cúng, được sắc phong không ?
    Mà nói cho cùng thì bàn chuyện ấy làm quái gì nhỉ. Muốn nói gì thì nói, Quan Vân Trường cũng đã thành một biểu tượng rồi, còn chúng ta ???

  15. Gia Cát Gàn

    Lại nói thêm câu nữa thế này.
    Mấy cái sự được nêu ở trên ( nói là không có thật ấy) người ta nói nhiều lắm rồi, bách khoa toàn thư mở cũng nói rồi.
    Vậy xin h ỏi việc chém đầu Nhan Lương, Văn sú có thực không ? Thủy chiến Bàng Đức có thực không ? Dựa vào căn cứ nào mà nói QUan Vũ không quá ngũ quan trảm lục tướng ?
    Xin anh Chí cho biết sử liệu nào ghi việc đời thường Quan Vũ tham lam, độc ác như anh nói phía trên ?
    HUống hồ Quan Công hiển thánh đến đứa trẻ con cũng chẳng tin là thực, ” Tam anh chiến Lã Bố” nếu có thì chỉ ca ngợi võ công của Lã Bố mà thôi, chuyện Quan Vũ đốt đuốc suốt đêm ngồi trước canh cửa phòng 2 chị dâu chẳng có thằng khờ nào tin, thức đêm thì còn được chứ thức mãi thì có mà chết à, Hoa Hùng võ công cũng tầm thường Quan Công không giết cũng không hề hấn gì”
    La QUán Trung viết Tam Quốc diễn nghĩa ( Tam Quốc Chí là của Trần THọ ( ?)anh Chí ạ, có lẽ anh chưa đọc cuốn sách này thì phải) là dựa theo các điển tích, các tích truyện đơn lẻ về các nhân vật thời Tam quốc được các nghệ nhân kể chuyện khắp nơi ( nói gọn lại là dựa vào câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) ” Vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, La Quán Trung đã căn cứ vào các truyền thuyết dân gian, thoại bản, hý khúc cùng các tài liệu lịch sử là Tam quốc chí của Trần Thọ và Tam quốc chí chú của Bùi Tùng Chi để viết nên tác phẩm Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa (gọi tắt là Tam quốc diễn nghĩa).”
    Mà thôi, anh Chí có lẽ cũng chỉ nghe nói vu vơ thôi chứ chắc gì đã đọc, nên Gia Cát Gàn dừng ở đây thôi.
    Các bạn muốn tìm hiểu thêm về QUan VŨ thì mời vào đây này http://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_Vũ
    “Tác giả sách Tam Quốc chí có đánh giá về ông cũng được đời sau ghi nhận là công bằng:
    Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy[31].”
    Quan Vũ được thờ phụng ở nhiều nơi, tôn lên nhiều danh hiệu cao quý.
    Sau khi mất, ông được truy tặng chức Tráng Mậu hầu. Thời nhà Tống, Tống Huy Tông truy tôn ông là Trung Huệ Công; Tống Cao Tông tôn ông làm Tráng Mậu Vũ An vương. Đến thời Minh Thần Tông, ông được tôn làm Quan Đế. Vua nhà Minh coi ông là vị thần hộ quốc[33].
    Đời Thanh, Càn Long tôn ông làm Trung Nghĩa Vũ Thần đại đế. Năm 1856, người ta cho rằng ông đã hiển linh giúp quân Thanh thắng giặc nên binh lính nhà Thanh thường treo ảnh ông trong doanh trại và đeo tượng ông, coi như bùa hộ mệnh[34]. Cũng vì sự việc này, vua Hàm Phong đã tôn ông lên ngang hàng với Khổng Tử, gọi là Quan Phu Tử. Ông là người thứ hai sau Khổng Tử được tôn xưng là Phu Tử.
    Chào anh CHÍ

  16. danter

    Tôi thật sự rất khâm phục mọi người. Để có thể đưa ra những nhận xét như vậy có thể nói các bạn quá yêu tam quốc. Yêu môt cách si mê và thúc đẩy bản thân phải tìm hiểu cặn kẽ mọi góc độ. Phong, Gàn, Chí… đọc bài của mọi người làm tôi thật sự có những hiểu biết thêm về bộ tam quốc chí này. Có thể nói các bạn là người rất am hiểu về tqc chắc cũng chẳng thua gì cái ông bình luận tam quốc trên kenh vtc thời gian vừa qua.
    Thấy mọi người bàn về vấn đề lịch sử, những điển tích có thật hay chỉ là hư cấu.
    Tôi cung xin noi nên một vài ý kiến chung : Sử là những điều đã xảy ra, được người chép sử ghi lại điều đó để truyền cho đời sau. Và sử còn truyền trong dân gian theo con đường truyền miệng. Đến bây giờ chúng ta được biết qua sách vở, phương tiện thông tin … Nhưng có chính xác không ? Câu trả lời là không hoàn toàn. Vì sao? khii một triều đại bị lật đổ, triều đại khác lên thay. Vậy triều đại lên thay liệu có ca ngợi triều đại trước đó không. Một ông vua hoang dâm vô độ có tự nói xấu minh không. Vậy người chép sử có được viết tất cả sự thật không. Không. không và không. Trở lại chính đất nước chúng ta qua những gi đã được học chưa bao giờ tôi được biết về một trận chiến nào của quân đội ta thua cả. vậy có chăng là luôn thắng.
    Nói như vậy có nghĩa là lịch sử không phải là luôn đúng và luôn đủ thậm chí còn sai, còn bịa đặt, còn không nói có, còn có ít sit ra nhiều…
    Mỗi người chúng ta đều có những quan điểm riêng. Và có cách nhìn nhận riêng.
    Với tqc LQC đã xây dựng nhân vật một cách siêu đẳng (nói cho tất cả nhân vật) và với việc họ cũng là người thì làm sao tránh được những thiếu sót. Nhưng những thiếu sót ấy có đủ để làm lu mờ những đức tính kia được không. Đó là điều đáng để quan tâm.
    Quan Vũ : trọng tình trọng nghĩa, khí thế lẫm liệt, võ nghệ tinh thông, uy chấn thiên hạ. vậy một chút kiêu căng, tự mãn của một quan võ có làm xấu hình ảnh của ông không.không.vậy đây có phải là những gì những người đàn ông trên toàn thế giới muốn không. Phải.
    Khổng Minh : Nho nhã từ tốn, thông minh quán tuyệt, sử thế như thần… một chút khách khí có làm xấu ông không. Đây chẳng phải là hình mẫu cho những ai làm thương trường kinh doanh sao?
    Tôi tin chắc rằng bạn sẽ không nhớ được họ tên của rất nhiều người xung quanh thậm chí là thân cận với bạn. Nhưng cái tên : Quan Vũ tự Vân Trường, Gia Cát Lượng tự Khổng Minh sẽ theo tôi và các bạn trọn đời.

  17. hoangvu0611

    E……đọc xong tất cả những bài bình luận trên thì thấy cũng có chút nể phục các anh……hì hì…..Nhưng mà có ai nghĩ….lịch sử của Việt Nam cũng k kém phần nhưng lịch sử Trung Quốc hay không…e chỉ nói như vậy mong các anh hiểu nhiều…..Việt Nam thân yêu còn nhiều thứ để khám phá lắm….sao lại đi tìm tòi và tranh luận lịch sử của nước người chứ???

    • louisnguyen27

      Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn hoangvu611, mục đích của bài viết là để suy ngẫm về phương pháp quản lý nhân sự chứ không phải là để tranh luận về lịch sử.
      Tuy nhiên cách tranh luận của tất cả các bạn ở trên đều rất có giá trị. Nó phản ánh cách nhìn nhận về con người của các bạn. Tôi đánh giá rất cao ý kiến đóng góp của các bạn và hi vọng càng ngày càng có nhiều bài viết hay hơn nữa từ các bạn.

  18. khuonghung

    bài viết và phản hồi của các anh các bạn viết rất hay.tôi đồng ý với mọi người rằng chuyện Quan Vũ có nhiều sai trái.nhưng hãy xét đến dũng của một vi tướng cái nghĩa của quân thần.con người không ai toàn vẹn cả!nhưng tại sao QUAN CÔNG được thờ như một vị thánh.mọi người từ xưa thờ Ông vì muốn cho con cháu thấy đươc cái uy dũng khí khái anh hùng.và cả những sai lầm để làm tấm gương dạy con cháu chúng ta.còn các ban nghĩ dùng vân trường trấn thủ kinh châu là sai ư.thử hỏi dưới trướng còn ai thích hợp và đủ khả năng.tình thế lúc ấy không cho phép.thuật dùng người hãy nói tới câu nói của vạn đại quân sư không minh.”DÃ DÙNG THÌ PHẢI TIN.KHÔNG TIN THÌ KHÔNG NÊN DÙNG”

  19. khuonghung

    còn các anh ở đây có phải người VIỆT NAM không?hãy nhớ tới lịch sử VIỆT NAM.có hay chăng biết tới hưng đạo vương TRẦN QUỐC TUẤN.trí dũng không kể hết.ngày trước xem và đọc tam quốc.thấy khâm phuc các vi ấy bao nhiêu thì khi doc qua tiểu thuyết lich sử của HOÀNG QUỐC HẢI gồm 6 tâp.xem thuật dùng người.mưu trí của hung đao vương thì khâm phục bấy nhiêu.vượt qua “thiên thời”của Tào Tháo “địa lợi” của đông ngô và chữ “NHÂN hòa”của Lưu Bị.(thao lược binh thư.chiến tranh nhân dân)thời nay.ở Ông hội tụ tất cả những điều ấy.
    kiến thức nông cạn nói ra đây mong các bạn lưu tâm tìm hiểu.vì mình là người VIỆT NAM

  20. uron

    các bạn khi comment ở trên dều có 1 hiểu biết không ít về Tam quốc, nh cái mà các bạn học được gì?
    Có 2 câu nói của 2 người:
    Thứ 1 là lưu bị: ” Luôn lấy nhân nghĩa, sống vì chữ nghĩa nên đã gián tiếp để mất Bàng Thống”? ông ta cũng được thiên hạ
    Thứ 2 là Tào Tháo:” ta thà phụ người trong thiên hạ, chứ không đề người trong thiên hạ phụ ta”. ông ta cũng được thiên hạ
    Khi 2 người luận bàn về anh Hùng tại sao chỉ có Tháo ta và Lưu bị?
    2 tư tưởng khác nhau, nh cái cách họ làm mới quan trọng. Nếu dem ra mà cân đo đong đếm , 3 anh em nhà Lưu quan trương gần 20 năm khởi nghiệp có được j?
    Khỗng minh có vai trò như thế nào mà lại được tán tụng?
    Triệu tử Long là ai mà đứng đầu võ tướng?
    các bạn nên suy nghĩ nhiều hơn trước khi cãi cái lý của mình.
    TÔI thích cái nhân nghĩa của Lưu bị, nh cảm kích cái lạnh lùng cũa Tào Tháo? Tôi thích cái dũng của Triệu tử Long cũng như Tào Tháo ngưỡng mộ Quan Vũ.
    thế đấy các bạn ah…

  21. BaJupi

    Ban tieu phongnoi rat hay! chac rang ban cung rat am hieu ve da su trung quoc.nhat la tam quoc chi.va toi cung vay!

  22. hongsonjc

    Trước hết, tôi thực lòng cảm ơn tất cả mọi người vì đã dốc lòng dốc trí để giúp “thiên hạ” mở rộng cái tư duy hạn hẹp mà đến với những quan điểm hết sức thẳng thắn và logic.
    Tuy nhiên, càng bàn luận, tôi thấy như chúng ta càng bị “cái tôi” chi phối, từ việc chỉ nêu quan điểm cá nhân, trở thành việc “thể hiện” mang tính phủ nhận ý kiến của người khác. Tranh luận giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về sự việc, nhưng cái bài học “làm chủ cảm xúc cá nhân” thì chúng ta vẫn cứ phải học cả đời, loài người phải học trong suốt lịch sử tồn tại, xuyên cả Tam Quốc, đến hiện tại, thấu tương lai, mà chẳng có lúc dừng.
    Người Việt chúng ta, có giỏi đến mấy, cũng không thể hiểu hết những tinh hoa của dân tộc Trung Hoa đã kết tinh cả mấy ngàn năm trong tác phẩm kinh điển này; cũng giống như một người Trung Quốc thế kỷ 20-21 làm sao hiểu cặn kẽ được những Bình Ngô Đại Cáo của Anh Hùng-Đại Thi Hào Nguyễn Trãi?
    Có bạn nói đúng: chúng ta quá nhỏ bé, nhưng lòng khát khao trí tuệ của chúng ta thì không có giới hạn. Tuy vậy, có một thứ cần có giới hạn, đó là sự ganh ghét-tự cao, kẻo rồi một lúc nào đó, ở một mức độ nào đó, ta sẽ thất bại theo cái cách mà Quan Vũ đã từng. Ít nhất, cái thất bại đó như đã thấy nhãn tiền: “lắm trống nhức đầu” “lắm thầy thối ma”

    Thân ái,

  23. Kẻ lãng du 86

    Đây là mục nói về Gia Cát Lượng Trọng dụng Quan Vũ hay Trương Phi…!Đọc cái nay mình thấy tác giả nên cân nhắc lại thuật dùng người của Khổng Minh
    – Dùng người ko phải là trọng dụng hay ko mà nói chung Khỏng Minh biết người biết việc mà giao chứ ko dùng cảm tính thích hay ko thích!trở lại lịch sử, nếu thật sự Trương Phi là một người cục cằn thô lỗ nóng tính thì theo như ý mình ông ấy ko bao giờ được làm tướng quân và là một trong 5 hổ tướng.Xã hội của thời đó thì thực lực của người đó rất quan trọng vẫn biết Trương phi là anh em kết nghĩa với Lưu Bị nhưng nếu ko có thực lực thì chửng làm được gì
    – Nói đến Quan Vũ có lẽ đó là bản chất anh hùng nhưng lại đề cao cái tôi của ông ấy nhưng ko phải như tác giả nói ông ấy chỉ thwucj hiện lệnh của Khổng Minh một cách miễn cưỡng!Ông ấy rất tôn trọng những mưu lược của vị quân sư này nhưng đã là người ai chẳng có sai lầm khổng Minh cũng vậy chắc gì ông ấy có thể bao quát hết toàn bộ cục diện được cơ chứ bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn mà.nếu đặt vào hoàn cảnh của một vị tướng thì phải có những quyết định của riêng mình và tự tin vào quyết định đó
    Suy ra : bài viết nói về sự trọng dụng của tác giả ko có tính thuyết phục.Nếu là một lãnh đạo bạn có thể đưa ra những quyết định sai lầm thiên về tình cảm và tính cách của người khác và đưa ra kết luận!bạn bị zeerro về môn dùng người nếu bạn là nhà chính trị
    hihihihih!mình spam hơi nhiều cảm ơn các ban

    • luu bi co mot thoi bi tao thao giam long .tai sao luc do tao thao khong giet luu bi ma giam long luu bi. co le là muon thu phuc luu bi.hay quang vu cung vay. cung mot thoi bi tao thao giam long. chat tao thao cung muon thu phuc quang vu. nhung neu giet ho thi se khong co tam quoc.la quan trung da hu cau cac nhan vat de co mot tam quoc li ki hap dan cho ta xem.xem de rut kinh nghiem cho ban than gop phan co ich cho cuoc song. đừng lậm vào đo nhieu wa. thoi đo khong ai gioi bang tau thao dau. tao thao la nguoi nhin thau tu ma y. tu ma y la nguoi thong nhat ba nuoc.và tat cả nhung nguoi do sao gioi bang dinh bo linh, le hoang, ly thuong kiet, tran quoc tuan. le loi, nguyen hue. vai loi gop y cho vui.

  24. manh hung

    cao nhan tat huu cao nhan tri. tren doi ko gi toan ven ca. cai gi cung co tinh chat cua no. troi so may, may so gio, gio so bo tuong, bo tuong so chuot cong, …..cho den khong minh nay no..vv. quy luat la the roi sao may nguoi khong nhan ra. dao phat noi chang ai ko cong ko duc ma duoc the gian suy ton ca. nguoi cung vay ma quy than cung the. toi thay anh em thuc su co nhieu hieu biet. trong chu de ban bac nay toi cung xin gop y kien. theo toi quan vu phai la nguoi the nao thi moi duoc dan trung quoc ton tho, nhung qua phim anh thay bon xa hoi den tho nhieu, vua chua tho nhieu la vi sao? vua muon lay guong cho quan lai lam guong ma chiu kho phung su no, xa hoi den muon lay cai tinh nghia gi do de de an noi voi may thang em, nhung du sao cung phai noi quan vu rat dang kinh tren goc do mot hinh tuong con nguoi ,con danh nhau thua la chuyen duong nhien thoi. napoleon con thua vo mat nua la. chuyen la hu cau theo dan gian va lich su co tan mat ai chung kien quan cong va khong minh doi xu voi nhau the nao ma tu nhien loi ra ban bac noi yeu noi ghet. con minh thay anh em doc chuyen ma khong thuc te. tinh tiet chuyen viet vay nhung phai suy ra thuc te va cai thuc te nhat cua anh em chung ta o day la ai cung thich chuyen tau. da me roi thi quan diem mat su cong bang va lam thay thi nhieu ma thoi. con nho tren dai co tra loi 1 cau hoi rang :’em xem phim hoang chau cc thay can long la vi vua rat tot co phai nhu vay khong? va cau tra loi rang: “thua ban, toi khong biet can long co tot khong nhung toi biet ong ta da tung xua quan xam luoc viet nam,” do la cau tra loi cua mot tien si tren dai truyen phat thanh va xuy xet lai chu de toi xin dua ra de anh em tham khao. kinh chao!

  25. Bác Mạnh Hùng chịu khó viết tiếng Việt cho bọn em dễ đọc.quả đúng là tam quốc.mình nhỏ bé quá.học hỏi nhiều.

  26. luân

    người xưa nói thời thế tạo anh hùng mà:nếu không có cảnh loạn lạc thì QUAN VŨ mãi đi chở hàng,Trương Phi làm tang chủ.Khổng Minh ẩn dật ….Nhưng đó là những nhân tài hiếm có.Và là của Trung Quốc .sao ta người Việt ko bàn sử Việt,Trung Quốc lắm nhân tài thì ta đâu kém.Nhưng nó là kẻ thâm nho luôn ý đồ chiếm nước ta.Bác Hồ ta ko giỏi giang kiệt xuất thực tê đó đâu hư cấu như truyện Tam Quốc.Quang Trung ko phải giỏi dùng binh như thần sao đánh quân Thanh ấn định mùng 5 tết ……sao ta ko bàn

  27. Noname

    Thực chất ra tam quốc đc viết ra gần ngàn năm sau cơ nên có nhiều điều nếu gặp đc la quán trung thì hỏi ổng ý.

    Còn theo nhận xét của tôi thì cái việc quan vũ tha tào tháo đó là việc trả ân chết chứ ko chịu nợ.
    Còn GCL biết là QV tha nhưng vẫn sái đi Hoa Dung là vì lúc đấy Tào mà chết thì Lưu cũng chết (Tôn giết).
    Thất thủ kinh châu thì đến 1 đứa trẻ con cũng hiểu Quan Vũ VS Tào + Tôn (mỗi bên có thêm hàng trăm cái đầu). Nhưng thực ra QV chịu nghe lời mã lương ở lại thủ thành thì ko bị mất kinh châu thì lịch sử thay đổi giờ này chưa chắc tôi với các bạn tồn tại mà reply đâu :))
    + với tính ông quá ngoan cố mất thành còn mặt mũi nào đi gặp đại ca, mà thủ phạm cái chết của ông đích thị là do mũi tên độc.
    Người có tài lấy đầu tướng giữa vạn quân như QV thì kiêu là đúng rồi, chẳng qua tướng võ lại đi gặp 3 cái đầu trí cao lục tốn tôn quyền tào tháo thì die thôi

  28. ĐỨC THÀNH

    Các bạn đang còn nhận xét theo bộ tam quốc diễn nghĩa của La Hán Trung. Còn theo như sử sách trung quốc thì không có chuyện quan vũ chặn tào tháo ở hoa dung đạo. Còn bộ tam quốc chí là một bộ biên sử của trần thọ. Mình có một số ý kiến về bài viết của bạn như sau:
    -1:bạn chưa hiểu rõ sử trung quốc
    -2:cách nhìn của bạn là phiến diện
    -3:tào tháo, lưu bị, khổng minh, quan vũ, trương phi, tôn quyền, chu du… đều là những nhân vật kiết xuất.
    -4:câu thời thế tạo anh hùng chỉ đúng trong một số trường hợp. còn đa phần là anh hùng tạo thời đại.

    • louisnguyen27

      Cảm ơn bạn Đức Thành đã chia sẻ, nhưng bài viết không chú trọng đến yếu tố có thật hay không. Vốn dĩ lịch sử do con người viết nên, việc diễn ra hay không diễn ra cũng chỉ là giả thuyết và chúng ta tạm chấp nhận là giả thuyết đó đúng. Cũng vì vậy mà:
      1. Không nên khẳng định mình hiểu rõ sử của một quốc gia.
      2. Nhiều cái nhìn phiến diện sẽ trở thành một lập luận khách quan.
      3. Tất cả mọi người xuất hiện trên những tác phẩm nổi tiếng đều trở nên nổi tiếng, không nhất thiết là họ có kiệt xuất hay không.
      4. Bạn rơi vào cái logic con gà có trước hay quả trứng có trước?
      Tranh luận chút xíu cho vui.
      Thân.

  29. khongminh_giacatluong

    theo tôi cái gì mọi người cung phải tùy việc.từ 1 việc nhưng ta nhìn ở 1 góc độ khác thì chho ra kết quả khác.ở đây cung vậy.việc KM lam thế cung đúng vi quan vu la người kiêu ngạo làm thế là đúng nhưng nhìn góc độ khác ta thấy KM làm thế là sai vì quan vu cung la 1 dung tướng trong ngu hổ, đa theo hầu Lưu Bị nhiều năm ko nên lam như vậy vs quan vu.nên mọi người đừng nhì từ 1 phía mà cái j cung phải tùy.nhớ đó.TÙY.KHỎNG MINH-GIA CÁT LƯỢNG 2.có j ko tin cứ hỏi tui

  30. Minvu776

    Tôi đã đọc tất cả các comment của mọi người, và tôi đồng ý với ý kiến của bạn Tiêu Phong.
    Tôi đã đọc và xem rất nhiều phim về thời tam quốc, cũng như đa số mọi người, tôi rất thích nhân vật Quan Vũ. Đối với tôi, cái kiêu ngạo của Quan Vũ càng làm cho nhân vật của ông thật sinh động, “thực” hơn, chất hơn, chứ không nhàn nhạt như Lưu Bị, thật giống với trường hợp của tào tháo, ông ta là nhân vật “phản diện” (theo cái nhìn trong Tam Quốc Diễn Nghĩa) nhưng hình ảnh của ông ta thì vô cùng sống động, không ít người đời sau thích thú với nhân vật của ông.

    Những suy nghĩ của tôi hầu hết đều giống với những quan điểm của các bạn ủng hộ nhân vật Quan Vũ nên tôi sẽ không nhắc lại nữa.

    • Viking

      SÔNG DÀI CUỒN CUỘN RA KHƠI, ANH HÙNG SÓNG DẬP CÁT VÙI THIÊN THU.

      Đã mờ rồi ánh kiếm, ánh đao!
      Lùi xa rồi tiếng loa, tiếng trống!

      Vẫn rõ ràng sống động
      Bao gương mặt anh hùng.

      Con đường xưa ngập trong cát bụi
      Thành quách xưa hóa thành hoang tàn.
      Năm tháng oai hùng thành lịch sử
      Bao chiến công, tên tuổi còn vang.

      Mộng bá vương ai người quyết định?
      Lẽ thịnh suy há chẳng có nguyên nhân?
      Sự đời vần vũ như mây gió.
      Đổi thời gian, đổi cả không gian.

      Tụ tán nhờ có duyên.
      Ly hợp vốn do tình.

      TRẢ MÓN NỢ NON SÔNG TRƯỚC MẮT.
      MẶC ĐỜI SAU THIÊN HẠ LUẬN BÌNH.
      Nước Trường Giang hóa thành sông lệ.
      Gió Trường Giang vang mãi bài ca.

      Giữa bầu trời lịch sử.
      Muôn triệu ánh sao sa.
      Trong dân gian vạn thưở.
      Ấy muôn triệu đóa hoa

  31. tieuhaugia

    chuyen khong minh khong trong dung wuan vu vi ong xuat than la nguoi day xe truoc gio minh chua he biet nay doc trong dien dan nay moi biet

  32. mr.bảo

    Về nhà đọc kỹ tam quốc chí rồi hãy lên đây nói nha bạn “loui..27”

    Nếu khổng minh mà có ý nghi kỵ, ghen tức cá nhân đối với quan vũ (như tác giả bài viết đã nói ) Thì đã nhân cơ hội quan vũ thả tào tháo mà chém đầu y từ lâu rồi.

    Thưa với bạn là mình ko có ý “chứng tỏ ..đẳng cấp” gì cả,mà cũng chẳng phán xét ai cả, cái gì đúng thì nói thôi. Con người khác con vật ở chổ là biết suy nghĩ, làm cái gì, nói cái gì cũng nên suy nghĩ cho kỹ nha bạn.

    ( lần sau đừng có suy bụng ta ra bụng người nữa nhé )
    (thực ra thì bụng người khác không có xấu như cái bụng vủa bạn đâu …^.^ )

  33. louisnguyen27

    @all trong vòng 30 ngày bạn Bảo không đưa ra được tranh luận của mình về cách dùng người của Khổng Minh. Mọi bài viết có liên quan đến tranh luận của tôi và bạn Bảo sẽ được xoá.
    Bạn Gia Cát Gàn đã viết:
    Các bạn muốn tìm hiểu thêm về QUan VŨ thì mời vào đây này http://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_Vũ
    “Tác giả sách Tam Quốc chí có đánh giá về ông cũng được đời sau ghi nhận là công bằng:
    “Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy.”

  34. long

    xin cac ban add nick minh vao nhe de minh co co hoi gap lai cac ban ,de cung binh luan chuyen tam quoc nhe ,xin chan thanh cam on cac ban ,minh tha thiet mong duoc gap cac ban .day la nick cua minh “carickmichae”

  35. kẻ lắm chuyện

    Tôi thấy Ngụy, Thục Ngô đều có rất nhiều người tài.Nhưng mang ra đối chiếu với việt Nam ta thì còn kém xa lắm.
    Này nhé Ngụy, Thục, Ngô là của Trung Quốc vậy Trung Quốc tất nhiều là nhiều người tài rồi. Nhưng việt Nam ta đâu kém!
    Trung Quốc có Quan Vân Trường, Trương Phi, Chu Du, Diệp kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình,,,
    Việt Nam có Ngô Quyền, Yết Kiêu, Trần Quốc Tuấn, rồi có Tướng Giáp…
    Nếu TQ lắm anh tài như thế thì đã chẳng phải thua VN ta bao lần tủi hổ như vậy…
    Chuyện tàu đã xa lắm rồi nhắc lại làm chi, tại sao chuyện của ta còn rất gần mà không nhắc, không bàn.
    Các bạn có biết tình hình biển đông giờ như thế nào không? tại sao không đưa những tham luận chính kiến của mình ra bàn với nhau mà cứ bàn chuyện đâu đâu…
    Vạn phần xin thứ lỗi cho kẻ lắm chuyện!

    • Administrator

      @ Bạn kẻ lắm chuyện
      “…Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước,
      Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên làm đế một phương…”
      Trích “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.
      Tuy nhiên, các nhân vật trong lịch sử Việt Nam không được phản ánh đến chi tiết như các nhân vật lịch sử của Trung Quốc, có sự đan xen giữa lịch sử và văn học. Các nhân vật lịch sử của Việt Nam thường được hình tượng hoá quá cao mà bỏ qua cái tính cách đời thường của một con người. Cũng có thể chúng ta có những tác phẩm tương tự, nhưng nó đã thất lạc sau những biến cố của lịch sử.
      ————-
      Tuy nhiên, mục đích của bài viết và cả website này không liên quan đến vấn đề chính trị và sẽ không bàn luận về vấn đề chính trị. Mong bạn thông cảm.

  36. Huynh Thanh

    ban than men!mä nguoi deu co ly cua minh “nhung thoi tam quocchung ta hok nen co caj nhjn phjen dien _bai cam nghj cua tieu phong rat hay _minh mong dc hoc hoi nhieu _TIEU PHONG THAN MEN “

  37. chào bạn! mình đã xem nốt tất cả rồi. mình thấy rất ấn tượng về bài phân tích này của bạn tuy mình vẫn chưa đọc đến “Hồi” này trong Tam Quốc cả. cảm ơn bạn vì bài viết. qua đó mình học hỏi rất nhiều rút kinh nghiệm cho bản thân…zậy theo ban Tào Tháo là người thế nào.? mình rất thán phục Tào Tháo, mình đọc những hồi đầu thấy Y có những suy nghỉ và hành động tương đồng giống mình làm sao ấy kể cả khi cười 3 lần khi thoát nạn ở Hoa Dung nữa. bạn cho mình vài ý kiến nhận xét zề Ông ấy nhé. cảm ơn bạn

    • Administrator

      Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi,
      Nhìn khái quát các nhân vật trong Tam Quốc phản ánh đầy đủ tính cách đời thường của con người. Từ rộng lượng phóng khoáng đến hẹp hòi đa nghi, từ thông minh tuyệt đỉnh đến gian trá xảo quyệt. Phải nhìn nhận lại một vấn đề rằng con người hay nhân tâm, đều có lúc này lúc kia. Một Tào Tháo đa nghi đến giết hết cả nhà người khác có lúc lại sảng khoái cười ngạo mạn. Đó phải chăng là các khoảnh khắc khác nhau của một con người??
      Về điểm này nhiều nghiên cứu cho rằng Tào Tháo có thần kinh rất kém, kết hợp với việc về cuối đời ông bị đau đầu và kết cục bi thảm của thần y Hoa Đà có thể nhận xét Tào Tháo là một người thần kinh không vững, dễ bị bấn loạn trong những tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, ông lại là người khoáng đạt biết tiến biết lùi, biết thưởng biết phạt nên số người dưới trướng ông vẫn trung thành tận tuỵ.
      Nhìn chung, cả Thục, Nguỵ, Ngô không ai có đủ tố chất để làm một vị hoàng đế.

  38. anh vu

    xem tam quoc thuc su minh chi phuc moi gia cat luong vi tri tue cua ong gia cat luong truoc sau nhu mot that dung voi tu tuong cua thoi day , con quan vu minh thay la ke yeu ghet qua do, nguoi ta noi tu tuong quyet dinh hanh dong quan vu xet cho cung , cung chi la kieu nguoi that bai toi khong ung ho quan vu khi duoc tho o viet nam mot ty nao du sao no cung la kieu nguoi that bai

    • Administrator

      @Mong bạn đánh chữ có dấu để mọi người dễ đọc.
      Thành công hay thất bại rất khó xác định vì nó thuộc về tư tưởng và cảm nhận riêng của mỗi người.
      Cảm ơn bạn vì đóng góp.

  39. phonghue

    hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii nghe mấy bạn phân tích thấy rất hay. Mình cũng đã đọc Tam Quốc CHí. Mình thấy QUan Vũ như thế này:
    Nói về Võ Lực thì thua Lữ Bố vì 3 anh em hợp sức mới đánh được Lã Bố, một mình Quan Vũ chịu không nổi, nên TRương Phi trợ giúp, 2 người cầm hòa được Lã Bố đến khi Lưu Bị xông vào nữa thì Lã Bố mới chạy.
    CÒn nếu đem so với Triệu Tử Long thì mình thấy thế này.
    QUan Vũ bị bắt 2 lần còn Triệu Vân chưa bị bắt lần nào.
    Lần thứ nhất là bị Tào Tháo bắt.
    Lần thứ hai bị Đông Ngô bắt.
    Trong Tam QUốc CHí Triệu Tử Long đối đầu với quân Tào ở Tương Dương, 1 mình cứu 13 tướng, 1 Phu nhân Lưu Bị, 1 A Đẩu và tự mình thoát vòng vây trùng trùng điệp điệp của quân Tào. Đối đầu với Đông Ngô khi Lục Tốn đại thắng Lưu Bị, trong lúc rược đuỏi Lưu Bị gặp Triệu Vân đến cứu lập tức rút lui vì nghe danh đã sợ, còn Quan Vũ thì bắt sống hiiiiiiiiiiiiii…. nên giải thoát được cho Lưu Bị và bất bại cho đến khi già mới chết.
    theo những kết quả như trên mình thấy rằng, Quan Vũ có Xích Thố mã có cả Kinh Châu nằm trong tay mà cũng không giữ nỗi cái mạng của mình đủ thấy còn yếu kém. Nên theo mình Quan Vũ không thể so sánh được với Triệu Vân.
    Còn nói về cái dũng và Lòng Trung nghĩa thì khó so sánh vì đọc Tam Quốc rất nhiều người có đức tình này. đơn cử 1 vài người như Triệu Vân, Điển Vi, Hạ Hầu Uyen, Chu Du, Hoàng Cái…. rất nhiều
    Vài lời góp vui mong các bạn đừng chê cười!
    hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

  40. Gửi các bạn đồng hành
    Tôi thấy mọi người rất tâm huyết với chuyên mục, nên tôi mạo muội có đôi lời:
    Tam quốc diễn nghĩa là chuyện hư cấu từ các tình tiết có thật trong lịch sử Trung Hoa. Nhưng Hán Thọ Đình Hầu Quan Vân Trường mãi mãi vẫn là một vị thánh trong lòng lòng nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân Việt Nam mình. Trong tất cả các tình tiết của câu chuyện và đến thực tế bây giờ , Người được kính trọng nhất trong lòng mọi người không phải là Lưu Bị, Tôn Quyền và càng không phải Tào Tháo hay là một vị tướng quan nào đó mà chỉ có Quan Tướng Quân. Đọc truyện cũng như được xem phim, khi có tình tiết nói đến Quan Vân Trường đều là kính trọng tính cách, suy nghĩa của Ngài. Các bạn đã nêu hết các tình tiết nên tôi không muốn dài dòng làm mất thời gian của các ban. Với tôi Hán Thọ Đình Hầu Quan Vân Trường mãi mãi là một vị thánh, một anh hùng nghĩa khí đáng được hậu thế lưu truyền mãi mãi.

  41. Việt

    Nói chuyện Sử Việt Nam đi. Bọn TQ không đáng để anh em cãi nhau thế đâu!

  42. laotu

    phonghue co 1 cach nhin nhan cung rat hay! noi ve vo thi quanvan con thua trieuvan, labo, masieu..? noi ve chu trung thi cung con rat nhieu nguoi chudu, hahauuyeu,huachu, ..? con hoc van thi thua han roi! con noi ve tri huong thi con thua xa so voi taomanhduc, khongminh…? cau chuyen tamquoctri nhan vat gioi toan dien nhat chinh la TaoThao! nguoi noi tieng nhat lai la QuanCong?
    ban giacatcan, ban chi, ban tieuphong… cac ban deu la nhung nguoi am hieu ve TQC da rat ro roi. va phan tich cung rat hay! nhung cho minh man phep hoi cac ban 1 cau: nguoi duoc KhongMinh tin dung nhieu nhat la TrieuVan chu dau phai QuanCong hay TruongPhi dau..? vay co nen doi ten lai cho chu de topic nay ko nhi?

  43. Administrator

    Gần đây có nhiều bạn vào đây lên tiếng chửi bới Trung Quốc và có những lời lẽ khó chịu. Xin các bạn phân biệt giữa kiến thức, học tập và chuyện chính chị hay chính em. Trang web không liên quan và không muốn đề cập tới những vấn đề về chính trị. Vĩ nhân thì lúc nào cũng là vĩ nhân, không phân biệt quốc tịch màu da hay ngôn ngữ… Dù là Khổng Minh, Hồ Chí Minh hay Napoleon đều có những thứ chúng ta nên học.

  44. Micbong

    Trong các phần bình luận ở trên các Bạn đều có chung 1 quan điểm: “Trong trận chiến Xích Bích, bỏ qua chuyện Hoa Dung đạo, nhưng ta phải ghi nhận điều này : Khổng Minh có thể dùng mưu để giết chết Tào Tháo, nhưng ko làm như vậy,tại sao? Tào Tháo phải sống, để làm một lực lượng đối trọng với Tôn Quyền, vì chí Tôn Quyền ko hề nhỏ. Đông Ngô đại thắng trận Xích Bích, nếu ko còn Tào Tháo ai sẽ là người kiềm chế Tôn Quyền thống nhất thiên hạ? Tào Tháo sống, Đông Ngô ko dám manh động mà vẫn phải đề phòng, khi đó thì Khổng Minh mới có cơ hội lấy Kinh Châu, Tây Xuyên, Ích Châu… và hình thành thế chân vạc được. Chủ trương chia 3 thiên hạ Khổng Minh nhất định phải làm được”.
    Nhưng theo tôi, liệu việc tha cho Tào Tháo có thể là Chủ trương của Quan Vân Trường về việc giữ thế chân vạc, chứ không phải là Chủ trương của Khổng Minh thì sao nhỉ ?
    Micbong

    • chutieunho

      chào các bạn. thấy các bạn bàn luận sôi nổi quá mình xin góp đôi lời cho vui nha!
      tqdn cua lqt quả thật co thể làm cho ta thấy hạnh phúc, tự hào, … bởi co 1 con người như Quan Vân Trường. Tuy nhiên nếu bạn xem lại tước vị mà nhà thục hán ban cho ông bạn sẽ biết sự thực. Vân trường được phong tước tráng mậu hầu. ngoại trừ tín ngưỡng dân gian tôn thờ Quan Vân trường với nhiều ưu điểm, thì giới sử học chính thống của trung quốc chỉ đánh giá cao Vân Trường ở các điểm :dũng mãnh, giỏi võ nghệ, rộng rãi với thuộc cấp, trung thành. Và Khổng Minh cũng không phải là người có tài mưu lược giỏi nhất của thời đại tam quốc theo các sử gia. ngay trong nước thục ông cung đã có vài đối thủ đáng kể mà theo tqdn hoặc ít được nhắc tới, hay bị biến thành nhân vật phản diện (Ngụy Diên được sử gia đời sau đánh giá cao có đường lối đối lập bị khổng minh lập mưu giệt chết là sự kiện có thật) trong truyện. phía ngụy có 1 quách gia liệu việc gần như không bao giờ sai đã chết trước khi lưu bị hùng mạnh. còn nói về võ tướng dưới trướng lưu bị tài ba nhất phải kể Mã siêu. người hành sự cẩn thận, chính xác trong nhiệm vụ là triệu tử long (lại khong có tước vị cao, nhưng cũng khong ganh tị). các bạn sau khi xem xong tqdn hãy tận hưởng ự sảng khoái đầy hào sảng mà truyện mang lại. nhưng nếu có tg các bạn nên tiếp cận TAM QUỐC CHÍ (đây là lịch sử) của trần thọ, và các sử gia, chính trị gia trung hoa để có cái nhìn cụ thể hơn về lịch sử và các nv nhé. mình tùng có cảm giác bị lừa gạt, buồn… sau khi xem lại các sự kiện lịch sử vì nó không như tqdn!… bạn Tiêu Phong mang nhiều tình cảm dành cho thục hán y như minh hồi đó.

  45. DOLLAR

    Tôi thấy comment của bác Tiêu Phong hay, hợp lý. Phân tích của bác Lê Hữu Minh Trí có logic & luận chứng. Bác Lê Việt Hùng cũng có lý lẽ. Riêng ông Gia Cát Gàn nói theo quan điểm cá nhân, không có dẫn chứng cụ thể, theo kiểu “ta thích thì nói”, nên coi lại bản thân.

  46. Dung

    ai nói cũng hay cả, các bạn là một pho kiến thức tuyệt vời, cảm ơn cảm ơn, đọc những lời các bạn phê bình thấy thật sung sướng như ăn bữa tiệc ngon miệng lắm…

  47. Mình ô kê phân tích của bạn Tiêu Phong và bạn Lê việt Hùng, mình chỉ muốn nói thêm một ý nhỏ là tại sao Gia Cát Lượng lại dùng Quan Vũ chấn thủ Kinh Châu? Mình nghĩ ở vào thờ điểm đó Quan vũ là người thích hợp nhất vì Quan vũ là người cực kì cẩn thận, và cái uy của Quan vũ có sức ép khá lớn đối với Đông ngô.
    – có gì ngây ngô mong các bạn đừng chê nhé, thú thực là mình ko đọc tam quốc mà chỉ xem phim thôi, Hì.

  48. Trieu Van

    MÌnh ko dám bàn luận chỉ 1 câu góp vui: “Làm Người thì như Triệu Vân-Làm Chính trị Thì như Tào Tháo”…

  49. hoainam

    nhung y kien rat hay, da dang va cho nhung nguoi doc mot cach ung xu sau sac hon trong cuoc song.

  50. LanG Tu

    minh dong y kien voi ban Tieu Phong …Quan Cong Co cai y Cua Quan Cong gia cat luong khong minh co cai y cua gia cat luon minh minh khong the goi ban phim ma phan anh Quan cong hay la gia cat luong duoc vi ho deu la nhung anh hung cua tam quoc thieu mot trong 2 nguoi ho dau co the noi la lich su tam cuoc duoc chu…

  51. am

    Ban tieu phong nay chi biet moi tam quoc chi cua la quan trung viet, do chi la truyen, ma khong tim hieu them lich su

  52. Trần Thành

    Các bạn nên nhớ rằng cho dù Gia Cát Lượng và Quan Vũ tài giỏi đến đâu thì cũng có lúc sẽ bị sai lầm. Cho dù Gia Cát Lượng có hoàn hảo như thế nào đi nữa các bạn nên nhớ rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Câu nói này được Gia Cát Lượng nhắc đến khi ông ta dùng lửa định thiêu đốt Tư Mã Ý. Kakaka …

  53. Thành

    Các bạn bảo để Quan Vũ ở lại giữ Kinh Châu là sai. Thực tế trong tình huống này ngoài Quan Vũ thì Khổng Minh cũng không thể chọn được ai. Kinh Châu là địa bàn chiến lược của Thục. Và là mảnh đất lớn đầu tiên của Thục. Do là rất quan trọng nên người giữ nó cũng phải quan trọng. Ở đây chỉ có thể chọn Quan Vũ hoặc Trương Phi. Trong khi Trương Phi là không thể, nên Khổng Minh chọn Quan Vũ là lựa chọn duy nhất đúng.

  54. bravo8x

    Toi xem phim nay, co y kien ca nhan sau:
    – Tao thao anh minh van vo song toan, mac sai lam tran xich bich, khong chiem tay xuyen truoc ma danh dong ngo truoc..nen nguy vong khong thong nhat duoc thien ha…Gia su Tao thao chiem tay xuyen truoc thi Ton Luu chong cu duoc bao lau, ma tu tu hang Tao.
    – Luu bi khong nhan lay kinh chau tu luu bieu…ma ruoc hoa vao than sau nay, dai bai di lang…thu 2, khong dung bang thong, hoang trung giu thanh kinh chau ma de van truong giu…nen mat kinh chau…khong thong nhat thien ha…Gia su, Luu bi nhan lay kinh chau tu Luu bieu, roi danh chiem tay xuyen…Sau nay, Gia cat luong tien quan danh Nguy theo 2 duong thi Tu ma y lay tay do noi khong…ma gianh phan thang..Dong ngo tu tu hang Thuc..
    – Ton quyen la dong doi Ton tu, anh minh gioi dung nguoi, biet thua 1 vai tran danh de thang 1 cuoc chien, gianh thang loi cac tran danh lon quyet dinh dai cuc…xich bich, di lang…luu danh nghin nam..
    – Gia cat luong, tai tri tuyet dinh, nhung khong gioi dung nguoi..dung ma toc giu nhai dinh..dan den mat nhai dinh ma dai bai…Neu dung trieu van giu nhai dinh, nguy dien tien quan than toc danh hua suong..thi khonng dai bai…Luu bi chi vi muon luu danh nhan nghia ma khong nghi den dai cuc..lam kho gia cat luong chet tren chien truong…
    Tom lai, La quan trung ton tho luu bi vi chinh thong nha han…

  55. Theo ngu ý của tại hạ thì cả hai tiên sinh (tác giả bài viết và Tiêu Phong) đều có những lý lẽ rất thuyết phục, tuy nhiên tác giả bài viết có vẻ hơi cực đoan khi đề cao những người thuộc tầng lớp trên của xã hội. Tất nhiên trong một vài hoàn cảnh thì điều tiên sinh nói cũng không hoàn toàn sai nhưng không vì thế mà đẩy tất cả những người “đẩy xe hàng” trên cùng một chiến tuyến.
    Đối với Tiêu Phong tiên sinh thì tại hạ có cảm giác tiên sinh đã bị chất văn học của tác phẩm mê hoặc (cái này người Trung Quốc rất giỏi) họ thần thánh hóa lãnh tụ; định hướng quần chúng; mê hoặc lòng người…luôn là cách mà đời đời lãnh tụ trung hoa vẫn làm thậm chí có lúc đã lây sang người Việt mình. Vì vậy đối với tại hạ thì việc đọc tác phẩm văn học Trung Quốc chính là để hiểu thêm về người TQ chứ không có giá trị tôn sùng hay thần thánh bất cứ ai ở trong đó.
    Trên đây là những gì nằm trong hiểu biết của cá nhân, Tại hạ trộm nghĩ việc xem xét một cách cẩn thận nhiều chiều, tìm hiểu cặn kẽ căn nguyên – Một chữ của cổ nhân cũng gửi gắm nhiều ý nghĩa thâm sâu , chớ nên khinh xuất.
    KL: Thừa nhận dân tộc Trung Hoa là một dân tộc vĩ đại, văn học, triết học Trung Hoa là vĩ đại nhưng lãnh tụ Trung Hoa đời nào cũng thế (cũng thế như thế nào tại hạ xin phép để ngỏ)

  56. Hung

    Tam quoc hu cau 70%, Nhung nhan vat do k co gioi nhu vay dau. Tam quoc gioi nhat la tao thao thoi

  57. longdn

    Không chịu kết thân với Tôn Quyền để mất Kinh Châu có nghĩa là không đặt ĐẠI CỤC làm trọng…Tôi cũng rất yêu mến nhân vật Vân Trường nhưng khi nhìn 1 cách khách quan thì chính sự kiêu ngạo đã giết chết ông ta.

  58. Tuan

    Ôi, bác Khổng Minh ko được La Quán tiên sinh buff cho thì làm sao lên hàng ngôi sao cho được. Riêng cái chuyện dùng người, Mã Tốc, Khương Duy đã đủ đưa nước Thục cho nước Nguỵ rồi

  59. randyle

    Su ta chua tuong ,lai ban su tq ke za kung lam nhan tai

  60. Sao Phá Quân Quan Vũ đây

    Thằng Không Minh là thằng tác giả mà? ai hiểu ý này ko? sao lại trách Quan Công. Không Minh chỉ là phàn phu thôi. chết còn lo giấu mộ. Quan Công chết đi dc thờ là Thánh. đến Lưu Bị cũng ko có cái phúc như vậy đâu.ai hơn ai.

  61. Cafe-Viet

    Tranh luận nhiều cũng vô ích, bởi vì những sự kiện hay sự thật này đều không ai kiểm chứng. Tới 2 bà Trưng của Việt Nam còn được dựng lên thì mình nghĩ các bạn không nên phủ nhận người khác về sử tàu làm cái gì cả. Theo mình nghĩ thì qua phim hay truyện này nó cho mình những bài học về cách sống, khí phách, cách xét đoán tâm lí, xử lí tình huống, cách người ta lừa lọc nhau, làm sao để không bị lừa….rất nhiều. Mà mình thấy trong phim họ lại rất chú trọng tới việc đứa 36 kế binh pháp tôn tử vào trong phim, (ko biết mọi người có nhận ra không). Theo mình đó là cái hay của phim hoặc truyện, chứ không nên phí thời gian tranh luận về những cái không ai nắm rõ hoặc có tài liệu cả. Chỉ phí thời gian công sức của các bạn mà thôi. Chúng ta đang sống ở thế kỉ này đất nước này chứ ko phải tàu. Chào ~

  62. ngọa long

    Thực ta cái sai lầm lớn nhất và đáng tiếc nhất trong cuộc đời của mỗ ( gia cát tiên sinh) là để mã tốc giữ nhai đình. Còn mỗ để vân trường trấn giữ kinh châu là hợp lý. Nhưng người tính không bằng trời tính.
    trời sinh du sao còn sinh lượng
    trời sinh lượng há tòi thêm ý.😁

  63. Thuận Nguyên

    TQDN chỉ là một tiểu thuyết ,hư cấu là nhiều,nó còn sống mãi đến hôm nay là do “sức sống” của nó,đó là tài năng của tác giả ở chỗ có rất nhiều cách hiểu tuỳ độc giả chứ ko phải ý tác giả,nếu nội dung chỉ dễ hiểu trần trụi theo một ý của tg mà cũng chưa biết là ý nào!? thì coi như tp đã chết và ko có sức cuốn hút đến ngày nay và mai sau nữa! Tg xây dựng nv QV có tính cách trung ,nghĩa đặc trưng tới tận lúc chết và đã được hằn sâu vào người đọc và dân gian nên được phong Thánh có thể do các mục đích chính trị hoặc tuyên truyền dăn dạy để làm gương có mục đích tốt cho xh,chứ ko hẳn thực tế là như vậy,như ở ta có Thánh Gióng, và vv…!

    • tanthai

      Doc bai cung doc roi xem binh luan cung xem roi. Minh xin gop y cac ban khoi benh quan vu. Minh chi can biet o nha moi ng chung ta deu tho quan cong. Chi tai xuan thu. Cong tai han. Trung dong nhat nguyet. Nghia dong thien

  64. Tam quốc mê

    Để nhận xét về Quan Vũ thì nên bỏ qua Tam quốc diễn nghĩa bởi những chiến công của Quan Vũ đa phần là hư cấu.
    1. Hâm rươu chém Hoa Hùng: Hoa Hùng bị Tôn Kiên giết chứ ko phải Quan Vũ
    2. Tam anh chiến Lữ Bố: tam anh có tham gia thảo Đổng đâu mà đòi chiến Lữ Bố
    3. Qua 5 ải chém 6 tướng: Quan Vũ làm được điều đó trừ khi bị mù đường bởi đó gần như là đi vòng tròn.
    4. Chém Nhan Lương, Văn Sú: Nhan Lương bị bất ngờ còn Văn Sú chết trong loạn quân.
    5.Hoa Dung đạo: Lưu Bị chặn Tào Tháo ở Hoa Dung nhưng quân ít để thoát chứ ko phải Quan Vũ.
    6.Dìm nước Phàn Thành: Phàn Thành bị lũ lụt chứ ko phải do Quan Vũ.
    (Nói chung tam quốc diễn nghĩa hơi nước quá nhiều, đặc biệt LB đánh trận Di lăng báo thù Quan Vũ quân Thục xưng là 70 vạn thực tế có 4 vạn còn ít hơn quân Ngô 5 vạn)
    Để Quan Vũ lưu thủ Kinh Châu là ý của Lưu BỊ nên ko thể kết luận về cách dùng người của GCL nhưng đó là 1 quyết định sai lầm. Chiến lược xuyên suốt mà GCL đặt ra cho LB là thân Ngô kháng Ngụy, trong khi đó Quan Vũ quá quan trọng việc được mất 1 thành mà làm ảnh hưởng đến toàn bộ đại cục cho nên Quan Vũ là 1 vị tướng tài nhưng ko phải là soái tài có thể độc ngăn 1 mặt.
    Về mối quan hệ GCL và QV là ko được thân thiết như giữa GCL và TP là 1 điều dễ hiểu. Nhà Hán là thời đại của sĩ tộc, thời đại đó chưa có khoa cử mà là quan lại ở địa phương để cử danh sách hiếu liêm triều đình sau đó mới chọn những người trong danh sách vào các vị trí quan lại có thể thấy đó là 1 hình thức thông qua mối quan hệ trong quan trường mà quan trường chủ yếu nằm trong tay tầng lớp sĩ tộc. Viên thiệu thuộc Viên gia là thế gia lớn nhất lúc đó (Viên gia tứ thế tam công) được sự ủng hộ của sĩ tộc nên rất nhanh đứng đầu 4 châu phái Bắc (U, Thanh, Ký, TỊnh). Lưu Bị lúc nào cũng mở miệng hậu nhân của Trung Sơn Tĩnh Vương cũng bởi vì muốn nhận được sự ủng hộ của sĩ tộc. Mã Đằng cũng luộn nhận mình là hậu nhân Phục Ba tướng quân Mã Viện thủy tổ của Mã gia ở Lương Châu. Đặc biệt đến thời Tấn còn đề ra chế độ cửu phẩm công chính chế độ được xưng là thượng vô thứ dân hạ vộ sĩ tộc. Từ đó có thể thấy rằng ở thời Hán và Tấn mâu thuẫn giữa sĩ tộc và hàn môn là vô cùng lớn (mâu thuẫn đó chỉ giảm bớt dần vào thời Đường khi chế độ khoa cử ra đời). Mà QV là hàn môn xuất thân, còn TP và GCL thuộc về tầng lớp sĩ tộc do đó giữa QV và GCL đã có tiên thiên mâu thuẫn cộng thêm tính cách của QV thì việc QV và GCL ko hợp nhau là điều dễ hiểu.

  65. Datqn

    Mọi người đa số đều ngưỡng vọng Quan Vân Trường! Theo mình có những nguyên nhân sau:
    1. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung mô tả Quan Vân Trường quá hoàn hảo, quá đẹp, quá tuyệt nghĩa (Trong cái gọi là Tứ Tuyệt: Tuyệt Nhân – Lưu Bị, Tuyệt Trí – Khổng Minh, Tuyệt gian – Tào Tháo, Tuyệt Nghĩa – Quan Công).
    2. Sự thực cho đến ngày nay, trong số ba anh em Lưu – Quan – Trương, chỉ có Quan Vũ được người dân thờ như thần thánh. (Tuy nhiên, sự thực vì sao Quan Vũ được thờ như vậy thì giới sử gia còn nhiều tranh cãi chưa thống nhất. Nhưng theo đại đa số người dân thì do ông giống như thần tiên hạ phàm)
    3. Trong tưởng tượng của mọi người (chủ yếu do sách vở tả và phim ảnh làm ra), Quan Vân Trường là bậc anh hùng khí độ đường đường, thân cao tới 9 thước (nếu quy ra mét ngày nay phải cỡ hơn 2 mét), tay cầm đại đao 82 cân (khoảng 18kg ngày nay), cưỡi ngựa Xích Thố, đi vào chỗ vạn quân như vào chỗ không người (nên mới có cái biệt danh Vạn Nhân Địch). Có thể nói là bậc thần nhân hạ phàm chứ không phải người thường.

    Tuy nhiên, chính vì những thứ này mà mọi người quên mất vài sự thật: Tác phẩm TQDN do La Quán Trung viết lại rất rất lâu sau thời Tam Quốc. Tác phẩm mang tư tưởng trọng Thục mà khinh Ngụy, Ngô. Do đó, nhiều phần hư cấu “quá tay”. Và một trong những người được hư cấu nhiều nhất là Quan Vũ. Điều này đã được nhiều sử gia và những người khảo cứu xác nhận (mọi người có thể đọc Tam Quốc Chí của Trần Thọ hoặc tác phẩm Kể chuyện Tam Quốc của Lư Tiên Sinh hồi thập niên 1930).

    1. Cái hư cấu “lớn nhất” đó là việc Quan Vũ qua ải chém 6 tướng để về với Lưu Bị, cái này hoàn toàn không có (đã được chứng minh).

    2. Tiếp nữa, Quan Vũ được TQDN xưng tụng là “vạn nhân địch”, đứng đầu “Ngũ Hổ Tướng”, nhưng từ đầu truyện đến cuối truyện mọi người thử điểm danh những tướng đã chết dưới đao Quan Vũ, ngoài Nhan Lương và Văn Sú (thực chất trong lịch sử Quan Vũ chỉ chém chết một người, người còn lại do Trương Liêu chém chết), không tính Hoa Hùng (trong lịch sử Hoa Hùng do Tôn Kiên hạ sát), thì những tướng Quan Vũ chém chỉ toàn nhãi nhép (không tên tuổi). Đụng các tướng mạnh khác như Hạ Hầu Đôn, Từ Hoảng… chỉ đánh ngang ngửa (riêng Bàng Đức phải dùng mưu mới hạ nổi). Sau này, bị chết bởi tay một tướng nhãi nhép (không tính Lữ Mông vì ông ta chỉ bày mưu, không trực tiếp giết). Điều đó có nghĩa Quan Vũ không phải mạnh nhất, mà chỉ xêm xêm bằng các tướng bên Ngụy, Ngô. Nếu có ai mạnh nhất trong TQDN, hiển nhiên chỉ có Lữ Bố (một mình đánh 3 anh em Lưu Quan Trương, chưa kể 6 tướng mạnh nhất bên Ngụy trong đó có Hứa Chử, Từ Hoảng, Điển Vi… quây lại cũng không thắng nổi), tiếp đó là Triệu Vân (một mình một ngựa tung hoành giữa vài vạn quân Tào, chém hàng chục danh tướng của Tào).

    3. Tiếp nữa, trong TQDN có biệt hiệu là “hữu dũng vô mưu”, và biệt hiệu đó hầu như gắn cho hạng võ biền như Trương Phi, Lữ Bố, Mã Siêu, Hứa Chử… Còn Quan Công được gọi là “trí dũng song toàn”. Nhưng theo mình, Quan Công mới đáng gọi là “hữu dũng vô mưu”. Vì sao? Vì Quan Công không hề có ý niệm về chiến lược, chẳng qua chỉ có chút mẹo vặt đánh trận đúc rút từ kinh nghiệm. Những trận thắng lớn đều do chỉ huy của Lưu Bị, Khổng Minh. Bằng chứng là việc suốt một thời gian dài, chưa từng thấy Quan Vũ thi thố mẹo gì xuất thần ghê gớm ngoài thể hiện tài vũ dũng như cắp đao dự hội giữa vạn quân Ngô, hay ngồi cạo xương đánh cờ. Đã thế, ông còn làm hỏng mối quan hệ Thục – Ngô cũng vì cái thói vũ dũng đó (khẳng định mình là Hổ mà chửi Tôn Quyền là chó), mà hệ lụy kéo theo vô cùng nghiêm trọng, trong đó đáng kể nhất là cái chết của Trương Phi và Lưu Bị (vì nôn nóng báo thù cho Quan Vũ), Tây Thục cũng yếu đi và mất cơ hội đồ vương tranh bá với Ngụy Ngô mà chỉ có thể duy trì thế thủ trong nhiều năm (bằng tài thao lược của Khổng Minh lấy công làm thủ qua 6 lần ra Kỳ Sơn) trước khi bị Tấn diệt. Ngược lại, Trương Phi là người bị coi “hữu dũng vô mưu” lại có vài lần thi thố mưu kế, trong đó đáng kể là chặn cầu Trường Bản, lừa bắt Nghiêm Nhan… Nên nhớ, Trương Phi trong lịch sử (theo như Tam Quốc Chí) hoàn toàn không vô học mà là con nhà thế gia, học rộng, hay đọc sách và vẽ tranh rất đẹp, Hơn nữa là thanh niên tuấn tú đẹp trai chứ không hề mặt đen, mắt tròn xoe và nóng tính như lửa như TQDN mô tả (Cái này mình thấy bộ truyện tranh Hỏa Phụng Liêu Nguyên miêu tả Trương Phi còn xác đáng hơn).

    Nói tóm lại, theo mình, bài tác giả trên phân tích hoàn toàn xác đáng. Những người phản bác đa số dựa vào TQDN để nói (đặc biệt là Tiêu Phong), trong khi TQDN là rất nhiều hư cấu, trong đó Quan Vũ là nhân vật hư cấu mạnh nhất. Nếu nhìn nhận góc độ Quan Vũ là nhân vật tiểu thuyết, thì mình vô cùng mến mộ, Nhưng nhìn nhận góc độ trong lịch sử thật thì Quan Vũ là một người có khá nhiều “vấn đề” cần nhìn nhận lại.

  66. Ngọa Long

    Tiêu Phong đâu có phân tích gì đâu, chẳng qua xem film nghe nhân vật thủ vai Khổng Minh nói ra rồi chép lại mà thôi.

  67. tiêu phong nói đúng bài viet trên hay nhưng có phần chưa đúng có lẽ là bạn viết ra bài nay cần đọc lai Tam Quốc Chí chứ đừng để người ta ;ại nói ko bjk dựa cột mà nghe đó

  68. La Quan Trung

    Mỗi người phân tích đèu có lý riêng của mình, nhưng các bạn nên nhớ, đây là truyện dựa theo lịch sử mà hư cấu nên, do đó phải có những sai lầm hay đúng đắn, thông minh hay may mắ, thất bại của nhân vật trong truyện để có được kết quả như thực tế. Hãy rút ra những cái hay dở đẻ phục vụ cho chính chúng ta chứ đừng nên giả tưởng nếu thì là… gì hết, vì sẽ không đủ giấy mà viết cho hết câu chuyện.

  69. Củ tỏi

    Tất cả là do lỗi của Quan Vũ, ko mất Kinh Châu thì Thục đã thống nhất được rồi. Cao ngạo, tự phụ……Hổ nữ mà lấy khuyển tử, câu này chết là đúng rồi.

  70. noname

    tôi không dám bình luận về tam quốc, vì đọc nhiều nhưng hiểu ít. nhưng tác giả bài viết hình như là người kinh doanh, sao hiểu đc quan vũ. người kinh doanh chỉ cần học đủ chữ tín của quan vũ là đc rồi.

  71. Quách Tĩnh

    Đọc bài viết và comment của chủ thead và Tiêu phong thật khâm phục các bạn, mình đã chẳng hiểu gì về bộ tam quốc này rồi.

  72. Cu tiên sinh

    Dù sao cũng cảm ơn người viết vì chỉ có những người viết như vậy mới có những comment hay như vậy. Đặc biệt là comment của Tieu Phong.

  73. CHỈ CÓ MÌNH QUAN CÔNG ĐƯỢC THỜ NHƯ THẦN THÁNH – điều này đã được chứng minh lại rồi, em chỉ băn khoăn nên comment phần thông tin này, còn lại các quan điểm bình luận và bài viết của tác giả cũng như người viết trên này đều đáng trọng ạh 🙂

  74. Lê Dân

    Quả thật đời sau mổ sẻ phân tích thành bại của đời trước, cách xa hàng nghìn năm thì có những cách nhìn khác nhau là bình thường. Vi vậy tôi cũng xin luận bàn với ý kiến chủ quan của mình. Về tác phẩm TQDN là do La Quán Trung đã thông qua những dữ liệu lịch sử và những câu truyện truyền tai của người dân mà kết lại thành một kiệt tác làm say lòng bao thế hệ, ở đó hỷ, lộ, ái, ố đều có cả. Từ tầng lớp cao nhất đến tầng lớp thấp nhất của xã hội được đưa vào tác phẩm. Ở đó là sự đấu trí, tranh giành quyền lực của cung đình, của tầng lớp cao nhất, của những vị quân sự giỏi nhất đến sự hình thành những tổ chức của những người dân lao động nghèo khổ để đấu tranh giành địa vị và công bằng. Một xã hội rơi vào loạn lạc, ai cũng tìm hướng đi của riêng mình. Ban đầu là sự tranh giành của các thế lực quan lại, những sĩ đại phu như Đổng Trác, Doan Nho, Tào Tháo…rồi đi đến sự xuất hiện của một tổ chức nông dân khởi nghĩa đội quân Khăn vàng, đối đấu tranh diễn da ơ mọi nơi mọi chỗ. Trước thời cuộc đó lại xuất hiện một tổ chức do ba anh em kết nghĩa dưng lên Lưu Quan Trương, có xuất thân cũng không phải là cao gì trong xã hội, nhưng hội tụ đủ những yếu tố để hình thành lên một tổ chức chính trị đó là sự khôn khéo của Lưu Bị, sự dũng mãnh kiên trung của Quan Vũ và sự khảng khái hào sảng của Trương Phi đã tạo tiếng vang để cho những người dân đang rất bấn loạn tin và theo, nhưng về thực lực và cơ sở vật chất thì không có gì mặc dù mục đích, mục tiêu thì có, người tài chí theo cũng không nhiều chỉ là những người làng nhàng mà thôi. Trong khi lực lượng của Tào Tháo thì cực kỳ lớn mạnh, lực lượng Tôn Quyền cũng không thua kém Tào Tháo là bao, người tài theo thì rất nhiều, lúc đó tổ chức của Lưu Bị quá bé nhỏ so với hai thế lực kia, thâm chí là nhiều tổ chức khác còn lớn hơn rất nhiều. Lưu Bị thua hết trận này đến trận khác, phải chạy tìm chỗ dung thân. Vậy để tồn tại được thì ai là bệ đỡ cho tổ chức ban đầu chẳng phải là Quan Vũ và Trương Phi thì là ai, từ việc cự Lã Bố đến những trận chém tướng của Viên Thiệu, không hàng tào của Quan Vũ đã tạo uy danh cho tổ chức của Lưu Bị đấy chẳng phải là công của Quan Vũ thì là ai, tuy nhiên Quan Vũ là xuất thân từ tầng lớp lao động đơn thuần có cái dũng và chí của người quân tử không thể nhìn đại cục được điển hình là việc Lưu BỊ viếng thăm lều cỏ mời Gia Cát Lượng Quan Vũ phản ứng ra mặt vì đó là sự thẳng thắn của đại trượng phu, Lưu Bị là người đọc sách có kiến thức lên nhất quyết mời bằng được Khổng Minh vì tổ chức của ông không có đường lối, không có sách lược như thế thì làm sao mà thỏa lòng khôi phục Hán thất mà Lưu Bị theo đuổi. Nhân nói đến Khổng Minh một con người có tầm nhìn chiến lược, có sách lược. Ông ở lều cỏ nhưng vẫn luôn bám sát tình hình chính trị lúc bấy giờ. Ông biết là thế lực của Tào và Tôn là tương đối cân bằng và có một vài thế lực yếu hơn vẫn luôn tranh giành nhau, nên khó có thể một thế lực nào đủ sức để thống nhất thiên hạ. Khổng Minh là thiên tài đương nhiên sẽ nhìn tổng thể của tầm vĩ mô trên chính trường, do đó ông đã có kế sách từ trước khi Lưu Bị viếng lếu tranh, tuy nhiên để thực hiện được kế hoạch của ông chỉ có gia nhập tổ chức của Lưu Bị kế hoạch của ông mới thực hiện được đấy là lý do tại sao ông không sang Đông Ngô theo anh trai của mình, ông mà theo Tôn Quyền thì tài năng của ông không thể được trọng dụng vì kế hoạch của Tôn Quyền đã định hình trước đó rồi, hơn nữa bên cạnh Tôn Quyền và Tào Tháo có rất nhiều mưu sỹ tài năng còn Lưu Bị thì đang bế tắc trong đường lối, quay trở lại với mối quan hệ giữa Quan Vũ và Khổng Minh thì Quan Vũ nghi ngờ khả năng của Khổng Minh là đương nhiên vì ông chưa có công cán gì, hơn nữa lại rất trẻ tuổi, còn Quan Vũ lúc bấy giờ danh tiếng đã được cả thiên hạ biết tới, bên cạnh đó là sự dèm pha của những mưu sỹ khác đã theo phò tá Lưu Bị dẫn đến Quan Vũ nghi kỵ khả năng của Không Minh cũng là việc bình thường, nhưng khi Không Minh có những kế sách đúng đắn là đã thắng những trận ban đầu thì Quan Vũ đã có cái nhìn tích cực hơn đối với Khổng Minh, đặc biệt là sau trận Xích Bích thì Không Minh và Quan Vũ đã thấu hiểu nhau hơn không thể có chuyện nghi kỵ như các bạn luận giải được, quay trở lại với việc lấy và giữ Kinh Châu, nếu Lưu Bị nghe Khổng Minh lấy kinh Châu từ Lưu Biểu thì liệu rằng Tôn Quyền có kết đồng minh với Lưu Bị để kháng Tào không, đương nhiên là không vì mục tiêu của Tôn Quyền là lấy Kinh Châu, vậy lúc đấy có thể sẽ là liên minh Tôn Tào sẽ xảy ra và với thực lực yếu của mình thì kể cả là có Khổng Minh ở đấy thì Lưu Bị làm sao chống lại được thế lực Tôn Quyền vậy thì sách lược hòa Tôn kháng Tào của Khổng Minh phá sản từ trong chứng nước. Về đại cuộc Khổng Minh tự biết thế lực của Lưu Bị khổng thể thống nhất được thiên hạ mà chỉ có thể phân chia thiên hạ đó là việc ông đã nằm lòng, còn việc Quan Vũ cai quản Kinh Châu cũng là trong sách lược cảu Khổng Minh cả. Vì danh tiếng của Quan Vũ thì Tào tháo sẽ không dám nhòm nghó tới Kinh Châu, Tôn Quyền thì cũng phải lể nang vài phần, nếu để người khác cai quản Kinh Châu thì có lẽ Tôn Quyền đã đòi được Kinh Châu từ lâu chứ không phải mất 10 năm đợi chờ vì đấy là mục tiêu theo đuổi của Tôn Quyền không thể khác được sự hào hoãn giữa Thục và Đông Ngô cũng là kế hoàn của cả hai bên để đề phòng Tào Tháo mà thôi, ai cai quản Kinh Châu thì Tôn Quyền cũng sẽ tìm mọi phương kế để lấy Kinh Châu, nếu mà Khổng Minh biết trước Kinh Châu sẽ mất thì giao cho ai Kinh Châu cũng sẽ mất mà Quan Vũ là người có thể giữ Kinh Châu được 10 năm đã là thành công nên không thể có mâu thuẫn giữa Không Minh và Quan Vũ được vì Khổng Minh biết Quan Vũ chỉ có Lưu Bị trong lòng, ông còn không lấy vợ để phục vụ cho mục đích của Lưu Bị đấy là cái trung nghĩa của Quan Công, vậy thì làm sao có thể trách Quan Công kiêu nghạo để mất Kinh Châu được vì thực lực có hạn được như vậy đã là thành công rồi, những việc khác giao cho Trương Phi, Triệu Tử Long, Hoàng Trung… làm cũng sẽ được việc lên Khổng Minh không phải nhờ vả tới Quan Vũ, đồng thời để Quan Vũ có thời gian chuyên tâm cai quản Kinh Châu chứ không phải là mâu thuẫn cá nhân gì cả. Quan Vũ là võ tướng luôn muốn chứng minh sức lực và sự uy dũng của mình nên nghe thấy có những tướng tài và uy dũng thì ông đều muốn thi thố phân tranh cao thấp là lẽ thường tình không thể nói ông đố kỵ cá nhân được. Nên việc ông muốn thi thố với Mã Siêu cũng là lẽ thường vì ông đã ngưỡng mộ danh tướng Mã Siêu từ lâu việc đó chỉ có những đại trượng phu như Quan Vũ mới hiểu được, tuy nhiên vì đại cuộc Gia Cát Lượng phải viết thư phân tích để quan Vũ chuyên tâm vào việc cai quản Kinh Châu, rồi Quan Vũ cũng đã chuyên tâm đắp thành lũy để phòng vệ ngày càng tốt hơn, như vậy nói Khổng Minh và Quan Vũ có mâu thuẫn là hoàn toàn không đúng, Khổng Minh luôn dùng đúng người đúng việc nên đã xây dựng được một thế lực hùng mạnh từ một tổ chức không có gì và coi như sách lược của ông đã thành công mỹ mãn. Không Minh chỉ đảm bảo xây dựng thế lực hình thành thế chân vạc đó là mục tiêu từ đầu của ông và ông đã thành công. Còn việc đưa quan chinh phạt phương bắc thì quá sức và quá tầm của Thục Hán lên ông chỉ ra đến Kỳ Sơn rồi quay về để cho tất cả thấy ông vẫn luôn thực hiện mục tiêu của Lưu Bị là khôi phục Hán thất, nhưng Khổng Minh biết việc đó không thể thành ngay từ khi ông gia nhập tổ chức của Lưu Bị. Đời sau nhìn lại khó mà thông hết, tại hạ xin mạn phép góp ý kiến chủ quan của mình mong mọi người chớ chê cười

  75. Quan Vũ làm thánh thì nhiều câu đối lắm, nhớ nhất là : “Huynh Huyền Đức, đệ Dực Đức, thích Bàng Đức, phóng Mạnh Đức ; thiên thu thánh đức vô song.”. Phải, thánh đức vô song, đức kiêu cũng vô song luôn. Nói thật thì ai mà chẳng có điểm tốt điểm xấu ? Nhân vô thập toàn mà. Những điều làm hỏng một con người trên đời là rượu, lòng tự cao, sự giận dữ ; thì ở đây “ông anh hai” Quan Vũ bị dính cái lòng tự cao rồi. Còn “cậu út” Trương Phi thì dính hai cái lận : rượu và sự giận dữ. Thế mà “cậu út” vẫn lấy lòng được quân sư Gia Cát nhỉ. Về phần Triệu Vân thì… ông tướng này thì mình không quan tâm mấy, chỉ biết là ông ấy không xốc nổi như Quan Vũ và Trương Phi, nhưng mà lại không sống thật với giới tính của mình, không đáng yêu bằng Trương Phi. Quan Vũ thì giỏi nhưng mà kiêu, khinh địch Đông Ngô, thất bại là tại ông, nhưng không chỉ gieo vạ cho chính mình mà còn cả cho “cậu út cưng” Trương Phi phải chết trước khi báo thù cho ông anh hai và cả nước Thục phải sống lay lắt rồi sụp đổ hoàn toàn nữa. Giá mà quân sư Gia Cát cho cả 5 hổ tướng Vũ, Phi, Vân, Siêu, Trung ra trấn thủ Jinh Pờ-rô-vin-sơ (Jing Province, Kinh Châu), 5 người, hợp sức, hợp cả trí, thì đố lão Lã Mông lòi ra này nọ với Quan Vũ được. Vì nếu không có 5 hổ tướng ấy ở nhà thì quân sư Gia Cát vẫn còn Khương Duy, Nguỵ Diên, Mã Đại,… kia mà.
    Nhưng mà hình như chuyện Khổng Minh “trọng dụng tướng” thì gần như hoàn toàn là không có, vì chức của quân sư Gia Cát chỉ là quân sư trung lang tướng, còn Trương Phi là chính lỗ tướng quân, Triệu Vân là nha môn tướng quân, nên chỉ có Trương và Triệu trọng dụng Gia Cát chứ không có chuyện Gia Cát trọng dụng tướng đâu. Nhầm to rồi, đừng quá nghe theo “Tam quốc diễn nghĩa” của Luo Guan Zhong nữa đi.

    • THOIGIANCHAMCOM@GMAIL.COM

      BẠN Hạnh Quyên Nguyễn MỚI GIỎI NÀY ANH HÙNG KHÔNG BAO GIỜ QUA ĐƯỢC ẢI BẠN

    • cu teo lau nam

      tieu phong qua la mot thang chot trong xu so toan thang mu len tieng phu hoa theo! va lai, lay cai thuc dung ma phan xet hu cau thi tieu phong pham vao dai ky roi: that nhan tam! vi sao hu cau ma ton tai suot bao nhieu nam mac du co thay doi them bot chut it – kinh thua cac bac: vi no hop long dan, ma hop long dan la bat di, bat dich la truong ton mai mai! thu tim mot vi du nao cu the ma chuyen khg phu hop long dan ma duoc tieu thuyet hoa, than thanh hoa de thanh tam guong sang hay duoc tho phung khg? hay cam nhan tieu thuyet da su bang chinh con tim trong sang biet buon vui, thuong yeu hay ghet cay dang tung nhan vat ma dung dao qua sau vao phan tich tinh chat con nguoi hay hoan canh lich su se lam chung ta hieu sai hay it ra la hieu khg dung van de!
      loi que gop nhat dong dai – gop vui chac duoc mot vai… giay thoi! (Muon y cua Kieu)
      dong thoi cung co loi xin loi tieu phong, noi co ve cang thang the cung de ma ban tan cho vui chu khg co y ha thap ai ca vi trong coi ta ba nay tat ca chung ta deu dui nhu nhau!

  76. Một suy ngẫm lại chuyện xưa rất hay nhưng lịch sử thì khó chứng minh chi tiết được nên không cần tranh luận nhiều, chỉ cần nêu quan điểm hiểu biết của mình là được.

  77. Lim Dim

    Theo tôi thấy cái nhìn của TieuPhong là cái nhìn chung chung, cái nhìn rất tầm thường, có thể bắt gặp nhiều nơi, không gì đặc biệt .Ai đọc tiểu thuyết hoặc xem phim TQDN đều cũng có thể đưa ra nhận xét như vậy . Còn cái nhìn của người viết bài này mới khá độc đáo, xác đáng với lịch sử hơn, đáng để chúng ta suy ngẫm.

  78. nam truong

    theo minh duoc biet thi trong lich su that su la tao thao tu thoat duoc chu khong phai la duoc quan vu tha

  79. An

    Quan Vũ có tài thì sẽ có tật. Ai trong cuộc đời cũng vậy thôi. Tài giỏi khó tránh kêu ngạo, tự mãnh dẫn đến sai lầm
    Gia Cát Lượng không trảm được Quan Vũ vì GGL là Quân sư của Lưu Bị. Khi Lưu Bị xin tha chết thì sau trái lệnh được. Nếu trái lệnh thì sẽ phạm tội khi quân vậy thì trái với đạo giáo rồi. Gia cát Lượng đâu có ngu.
    Theo quan điểm của Tôi thì GCL có phần e dè Quan Vũ và thân Trương Phi, TTL v.v Vì Khi bài mưu tính kế thì ai không sơ thất bại nên phải giao cho người tin tưởng để làm

  80. Quang

    cậy mình tài cao ngạo mạn sao phải có chuyên tam anh chiến Lữ Bố? có quân từ gì đâu, có tài giỏi gì đâu? chỉ toàn tụi Trung Quốc nguỵ quân tử, nham hiểm dựng lên để tôn sùng thôi

  81. Lúc đầu thì “cậu út” Trương Phi cũng thế này thế nọ với quân sư Gia Cát y như “ông anh hai” thôi. Nhưng về sau hiểu rõ cả tài lẫn đức của quân sư thì cậu út mới thân với quân sư như thế.
    Đúng ra thì mình để ý đến chính sử nhiều hơn, chứ cái tiểu thuyết dã sử thì hư cấu đầy rẫy, tin làm sao được ? Trương Phi ngoài đời là soái ca tuấn tú hơn đứt Chu Du, tài năng nghệ thuật thì đầy mình : thư pháp, hội hoạ, thi ca ; còn sức mạnh và đạo đức thì tốt khỏi nói, hơn đứt Lữ Bố cả về sức mạnh và lòng trung thành luôn.

  82. Anh 5

    Tài liệu lịch sử làm gì thần hóa thánh như tiểu thuyết LQT. ACE mỗi người đều có quyền hư cấu nhân vật mình thích.
    Mỗi nhân vật do LQT xây dựng là có thật nhưng LQT lại hư cấu quá đà. Những ai từng đọc tài liệu gốc lịch sử bàng tiếng Hán thì sẽ hiểu rõ từng nhân vật cụ thể.
    Còn sự bình phẩm ở trên chỉ là từ phim ảnh, tiểu thuyết thì làm sao nói đúng sai…
    Nếu thật sự GCL thần thánh, QV…. thì sao vẫn diệt vong. Tất cả đều có căn cơ mà lịch sử mới có, còn tiểu thuyết không có…

  83. Rất muốn chia xẻ, học hỏi thêm kinh nghiệm sống từ các bạn . Từ lâu đã muốn định hướng cho mình 1 con đường đi rõ ràng, 1 người bạn tâm giao … một cái gì đó gọi là tri kỉ mà … đường còn dài…Rất mong nhận được sự phản hổi của các bạn .. thân ái ( Licogi18.6 )

  84. txdao

    Làm vài câu bình luận góp vui cùng anh em nhân dịp năm mới!

    Lưu bị là loại tự tay bóp dái, xưa nay kẻ giỏi về tín thì dở về trí, Ông ta theo đuổi tín nghĩa, nhưng chính tín nghĩa lại hạn chế thủ đoạn và hành động. Không dám nghe lời khổng minh chiếm kinh châu để hơn 30 vạn quân kinh châu thuộc về Tào tháo. Không dám nghe theo kế của Phượng sồ làm phượng sồ phải lấy cái chết để kiếm cớ chiếm tây xuyên. Xưa kia khi chưa gặp khổng minh thì lang thang khắp nơi, đánh đâu thua đó, cái dũng mà lại không có cái trí thì việc khó mà thành. Có thành cũng mau bại. Ấy vậy mà khi lên ngôi lai tự cho mình là giỏi, kéo 70 vạn đại quân đi đánh đông ngô mà không mang theo bên mình một quân sư tốt, bởi vậy mới đóng quân ngu dốt như vậy…

    Chương phi là kẻ nóng tình hay làm hỏng việc, mất từ châu vào tay Lã bố là một ví dụ. Loại này nhược điểm có quá nhiều nhưng được cái dũng mãnh bởi vậy GIa cát lượng và Lưu bị mới mang theo sử dụng cái dũng của ông ta, không cho nhược điểm bị kẻ thù khai thác.

    Quan vân trường, là một thanh thép cứng, không chịu cong nếu cong là gẫy. Loại người này hám danh cực độ khi ngã thì không dậy nổi. Ông ta sống tôn thờ nghĩa khí, sống có đạo lý chứ không tùy tiện như Trương phi, loại người này có thể tin tưởng giao nhiệm vụ quan trọng, về căn bản trong việc giữ kinh châu Gia cát lượng đã an bài chính xác, Điều duy nhất khiến ông ta sai lầm đó là mối quan hệ tương quan giữa ba huynh đệ này, khi Lưu bị và trương phi chiếm được hán trung lập công lớn. Nó đã khiến cho Vân trường như kiến bò trong xương và nẩy sinh tâm lý muốn lập công để không thua kém anh em. Chính cái tâm lý này nẩy sinh mà Gia cát lượng không thể dự liệu được, Quan vân trường hành động mang theo tâm lý buộc phải có công lao thắng tào, chính đó làm nguyên nhân khiến cho ông ta sơ hở rơi vào bẫy của tôn quyền. Xưa nay đánh nhau phải có điều kiện thuận lợi mới hành động xuất binh, quân sự chỉ là hành động phá giải nút thắt trong chiến tranh gián tiếp. Đông hòa tôn quyền bắc cự tào tháo chứ đâu phải bắc tấn tào tháo đâu….

    • củ chuối

      Nói cho cùng Quan Vũ trong truyện hay đời thực. Cái hiện rõ nhất vẫn là bản tính kiêu căng tự phụ của ông. Ko thể lấy việc QV có thực tài mà bù đắp cho tính cách. Bởi vì đơn giản trong TQDN ko chỉ có 1 ông độc tôn trong hàng võ tướng. Chỉ có thể thông cảm bằng việc. Đó là QV là 1 võ tướng mà cái Tâm và cái Trí của 1 Võ tướng nói chung. Thì phải được củng cố và khẳng đỉnh trên chiến trường. Thành công hay thất bại đội với 1 Võ tướng ko ai có thể nhận xét hay phán quyết họ ngoài bản thân họ. Có thể lấy ví dụ như Hoàng Trung, Ngã xuống nới chiến trường là niềm tự hào nhất. Từ khi Lữ Bố Die thì QV dường như bá đạo. Và chính tác giả cũng ko đôn 1 vị tướng nào ngang tầm sức mạnh của ông. Công thêm chiến tích nói chiến tích. QV ko ngày càng Ảo tưởng Sm mình mới thấy lạ đấy.
      Còn việc GCL hay LB để QV coi KC chả phải vì ông quen biết với bên TÀO. Với LB thì đơn giản tốt nhất là giao cho người nhà mới yên tâm. Dụng ý khác ko bàn…. Với GCL cũng chat phải sợ gần QV mà vì hết cửa khuyên bảo LB. Để ý thấy GCL tun dùng TV nhưng LB thì lại ko hẳn. Vì TV quá toàn diện. Thế nên ngoài việc tiên phong thì Anh chả được giao cái trọng trách me gì đặc biệt để phát huy toàn diện tài năng. Gao KC cho TV là hợp lý vì TV có cương có nhu. Lại đéo thân thiết gì bọn Tào. Hiểu rõ bọn Ngô ….. nên a sẽ làm tốt. Nhưng khổ A là người dưng nên LB rất sợ sau này A độc tôn 1 vùng. ……. thôi manh chán vl. Để rảnh phân tích tiếp ok a.e

  85. Mãi đến hôm nay mình mới đọc được bài viết của 2 bạn (tác giả bài viết và bạn Tiêu Phong). Rất cảm ơn 2 bạn đã viết lên những dòng suy nghĩ này, dù sao đi nữa 2 bạn cũng có kiến thức khá sâu về tác phẩm TQDN, đặc biệt nhân vật Quan Vân Trường. Tôi rất thán phục 2 bạn vì mỗi suy luận của 2 bạn về nhân vật QVT đều xuất phát từ sự am hiểu về lịch sử của thời đại, đương nhiên lịch sử là bất di bất dịch, nhưng ở khía cạnh là người bình luận về lịch sử thì tất phải có cái nhìn khác nhau của nó. Dù sao 2 bạn cũng đã xứng đáng là “anh tài kiệt xuất” của thời đại rồi.
    Tôi là một fan rất cuồng nhiệt về QVT và tác phẩm TQDN, đương nhiên tôi cũng rất hiểu rất sâu về TQDN, tuy nhiên với bài viết của 2 bạn tôi không bàn luận thêm, chỉ mong các bạn hiểu rằng: mỗi nhân vật trong TQDN đều có mỗi tính cách riêng rất đáng để ta học hỏi, chúng ta hãy nên tích lũy những cái hay đó tạo thành cái riêng của chính mình thì mới là cao siêu. Chúc 2 bạn thành công

  86. Thực chất gia cát lượng và Lưu Bị đều không muốn giết Tào Tháo vì muốn Tào Tháo chết trong tay quân Đông Ngô. Sau trận xích bích ai cũng nhìn ra thế chân vạc nên nếu nước nào giết Tào Tháo thì toàn bộ quân Tào Tháo sẽ đánh nước đó để trả thù. Gia cát lượng biết điều này nên tha cho Tào Tháo.
    Sau này Tào Tháo cũng dùng lại chiêu này. Tào Tháo cho người đuổi theo Quan Vũ nhưng không giết, sau đó Quan vũ chết trong ta Đông Ngô nên Lưu Bị mới dẫn quân đánh Đông ngô.

  87. Nguyễn Phước

    Chẳng qua chì là lời bình suy diễn từ Tam quốc diễn nghĩa, chuyện dã sử 3 thực trộn vào 7 hư của La Quán Trung viết sau thời tam quốc 1.300 năm, tha hồ viết theo quan niệm của vua quan đương thời, bịa rất nhiều để xu nịnh lũ cầm quyền. Thử đọc Tam quốc chí của Trần Thọ viết vào thời Tây Tấn dạng sử ký, cách 1.300 năm trước, không lâu sau Tào Tháo qua đời xem rồi hãy phán linh tinh.

  88. neutral

    Ta’c gia quote: “Đồng thời bản thân ông ta cũng chỉ biết vài chữ nên không phục văn hóa và tầng lớp sĩ đại phu…” Toi khong nghi Quan Vu la nguoi khong biet chu, According to Wikipedia: “Thời trẻ, Quan Vũ làm nghề bán đậu phụ. Tuy nhà nghèo, ông cũng được theo học cả văn lẫn võ.[4] Ông là người vũ dũng, hào hiệp, ghét kẻ ác, thường bênh vực người yếu. Do bênh vực người khác mà ông phạm tội giết người, phải bỏ quê hương đến nương náu ở quận Trác, từng được Điêu Thuyền cứu giúp.
    Tại quận Trác, Quan Vũ đã gặp gỡ và trở nên thân thiết với Lưu Bị và Trương Phi. Ba người coi nhau như anh em, thề cùng sống chết có nhau.” Chi co’ bay loi gop y cho vui.

  89. Bao Thong

    Mong sao những người có tư tưởng như thế này không phải là kẻ “bề trên” để nhân dân được nhờ, nhân tài được phát triển!

  90. thần sầu

    Gia Cát Khổng Minh trọng dụng Trương Phi,Triệu Tử Long ít trọng dụng và có phần xa cách Quan Công . Nói là nghi kỵ cũng rất đúng nhưng đúng hơn hết là sự ” kính nhi viễn chi ” (đứng xa mà kính trọng ).Thông thường ” người trí ” không bao giờ chịu phục ” người trí “. Cái này mình không đồng ý. Nói như bạn thì Triệu Tử Long là người không có ” trí”? mình thì lại đánh giá TLL cao hơn Quan Vũ về mặt ” trí”.

Bình luận về bài viết này